Trang chủ Tử vi - Phong thủy ✅Tử Vi Trọn Đời Mệnh Kim ✅ Mệnh Bạch Lạp Kim là gì, Tử vi mạng Bạch Lạp Kim hợp màu gì, hợp với những mệnh nào khác?

Mệnh Bạch Lạp Kim là gì, Tử vi mạng Bạch Lạp Kim hợp màu gì, hợp với những mệnh nào khác?

5320 lượt xem
Theo dõi Netmode trên Google News

Mệnh Bạch Lạp Kim nghĩa là gì?

Bạch Lạp Kim (白蠟金) mang ý nghĩa: Bạch nghĩa là trắng, Lạp nghĩa là nến hay đèn cầy, còn lại Kim được hiểu là kim loại, từ đó suy ra Bạch Lạp Kim chính là kim loại bị nung chảy như sáp nến, có thể hiểu đúng hơn chính là thanh kim loại đã được nung luyện, nóng chảy để loại hết tạp chất trở nên tinh khiết và giá trị nhất.

Mỗi hành trong ngũ hành sẽ có 6 cung mệnh riêng, trong đó Bạch Lạp Kim là một cung mệnh thuộc hành Kim. Ý nghĩa cái tên Bạch Lạp Kim được người đời dịch ra nhiều ý nghĩa.

Một thanh kim loại tinh khiết và giá trị sau khi trải qua quá trình nung luyện và loại trừ hết tạp chất được gọi là Bạch Lạp Kim (白蠟金) hay còn được hiểu là Vàng trong nến (đèn cầy) hoặc Kim chân đèn. Và cái tên này cũng nằm trong trong Ngũ Hành Nạp Âm – Lục Thập Hoa Giáp.

Căn mệnh Bạch Lạp Kim
Ý nghĩa Vàng trong nến
Năm sinh Canh Thìn (1940 2000) và Tân Tỵ (1941 2001)
Hợp với màu Màu sắc thuộc hành Hỏa
Hợp với cây Lan Ý, Lan Chi
Hợp mệnh Hải Trung Kim, Đại Lâm Mộc
Hợp đá phong thủy Thạch Anh Đỏ, Thạch Anh Trắng
Hợp hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây
Mệnh Bạch Lạp Kim là gì, Tử vi mạng Bạch Lạp Kim hợp màu gì, hợp với những mệnh nào khác?

Mệnh Bạch Lạp Kim là gì, Tử vi mạng Bạch Lạp Kim hợp màu gì, hợp với những mệnh nào khác?

Ý nghĩa của căn mạng Bạch Lạp Kim

Trong cuộc sống, có thể nói dù là con người hay đồ vật, cây cối,…sẽ không thể phát huy được giá trị của bản thân nếu không trải qua quá trình mài dũa.

Như người đời thường nói, ngọc sẽ không thể thành vật quý nếu không mài dũa, con người không trải qua gian nan không thể thành tài, kim loại không nung luyện, chế tác không thể thành vật giá trị… Do đó, dù là bất cứ sự vật gì đều cần có sự tác động của con người mới phát huy được hết giá trị của sự vật đó.

Con người từ xa xưa đã biết tìm đến kim loại và sử dụng chúng như những vật dụng hằng ngày. Tuy nhiên, vì kim loại được khai thác từ mỏ hoang nên để sử dụng được chúng phải trải qua quá trình nung luyện cũng như tách chiết để loại trừ tạp chất.

Để loại trừ hết tạp chất bên trong kim loại, sẽ trải qua một giai đoạn nung luyện đến thời điểm nóng chảy nhất định của chúng. Thời điểm này được gọi là chuyển giao vật chất.

Từ đây, ngũ hành nạp âm cũng được đặt tên từ loại vật chất này. Dạng vật chất được nhắc đến ở trên được gọi là Bạch Lạp Kim, là 1 trong 30 nạp âm thuộc 60 hoa giáp. Hãy cùng Netmode tìm hiểu nhiều hơn về cung mệnh Bạch Lạp Kim bên dưới đây nhé.

Mệnh Bạch Lạp Kim sinh năm nào?

Năm Canh Thìn

Năm Tân Tỵ

Tính theo 1 vòng cung mệnh cách nhau 60 năm, thì những tuổi sau đây sẽ thuộc cung mệnh Bạch Lạp Kim, cụ thể là năm 1880, 1940, 2000 và 2060 năm Canh Thìn. Phân tích kỹ hơn thấy rằng, hành Kim có can Canh, hành Thổ có chi Thìn. Sinh vào những năm này thuộc cung mệnh Bạch Lạp Kim vận số luôn tốt đẹp, có duyên với những vật có gì giá trị như vàng, bạc…

Bên cạnh đó, phân tích rõ hơn về Tân Tỵ: hành Kim có can Tân, hành Hỏa có chi Tỵ. Tuy cùng thuộc cung mệnh Bạch Lạp Kim những năm sau đây thuộc tuổi Tân Tỵ vận số kém may mắn hơn, số mệnh phải trải qua nhiều trắc trở mới có thể đạt đến thành công như mong đợi, cụ thể là các năm: 1881, 1941, 2001 và 2061.

Vài nét về tính cách người Bạch Lạp Kim

Bản chất là kim loại và thuộc hành Kim, tuy nhiên điểm khác biệt ở Bạch Lạp Kim chính là sự tinh khiết và mềm dẻo sau quá trình nung luyện. Ngoài ra, điểm nổi bật ở Bạch Lạp Kim chính là bản tính hướng ngoại, thích trao đổi, kết thân với những người xung quanh dù đôi khi bên ngoài luôn mang vẻ lạnh lùng.

Vài nét về tính cách người Bạch Lạp Kim

Vài nét về tính cách người Bạch Lạp Kim

Những người thuộc cung mệnh Bạch Lạp Kim này bản tính vốn tích cực, vui tươi, hoạt bát thích giao lưu, thích những nơi đông người, vui nhộn, bên cạnh đó, họ là kiểu người chân thành, không thích xảo trá, điểm yếu ở cung mệnh này chính là không thể kiềm chế được cảm xúc, nhạy cảm với mọi việc.

Mời các bạn gõ NĂM SINH hoặc CON GIÁP hoặc CĂN MỆNH hoặc CUNG HOÀNG ĐẠO hoặc THỨ BẠN THẤY TRONG GIẤC MƠ vào ô tìm kiếm để tìm các bài viết cung cấp thông tin đầy đủ tại:

Chính vì thế, khi tiếp xúc với họ bạn sẽ dễ dàng nhận biết thái độ và hành động của họ, vì cảm xúc thật sự luôn được thể hiện rõ trên gương mặt họ.

Những người thuộc cung mệnh này bản tính luôn nhanh nhạy, tốc độ hoàn thành công việc nhanh chóng. Bản chất là kim loại mềm dẻo nhưng vẫn còn hơi nóng (tính Hỏa), nên khi họ xác định được mục tiêu sẽ hoàn thành chúng một cách nhanh lẹ và dữ dội như ngọn lửa.

Những người thuộc cung mệnh này để đạt được thành tựu như mong muốn thì họ cũng phải trải qua quá trình rèn luyện, trau dồi kỹ năng, cũng giống như kim loại muốn được tinh khiết phải trải qua quá trình nung chảy và tách lọc tạp chất vậy.

Ngoài mang bản chất của Kim, Bạch Lạp Kim cũng mang bên người bản chất của Hỏa. Do đó, ngoài bản tính cứng cỏi như kim loại, chân thành và trọng nghĩa khí, người thuộc cung mệnh này con mang bản tính dữ dội, quyết liệt, đôi khi nóng nảy của lửa.

Do đó, để hiểu rõ hơn về người thuộc cung mệnh này bạn cần chú ý tâm trạng của họ. Biểu hiện của họ là Hỏa nếu bạn thấy họ năng nổ, tích cực, quyết liệt, ngược lại, biểu hiện của họ sẽ là Kim nếu thấy họ im lặng và thu mình lại với xung quanh.

Nạp âm Bạch Lạp Kim hợp với những công việc nào?

Người thuộc cung mệnh Bạch Lạp Kim sẽ có sự nghiệp tốt đẹp nếu phấn đấu theo hướng nghề nghiệp như tài chính, kế toán,… Vì vốn có khả năng quản lý tiền của, vậy nên những công việc liên quan đến tiền của này rất phù hợp với họ.

Bên cạnh đó, sự nghiệp của người thuộc cung mệnh này cũng sẽ tốt đẹp nếu phát triển theo những lĩnh vực như: chế tạo cơ khí hoặc nghiên cứu,…

Cung mệnh thuộc hành Kim và có duyên với tiền vàng, bạc,… Do đó, người thuộc Bạch Lạp Kim cũng nên thử phát triển sự nghiệp về lĩnh vực liên quan đến vàng, bạc như là: điêu khắc, thiết kế, tạo hình vàng, bạc,…

Tình yêu của bản mệnh Bạch Lạp Kim ra sao?

Với bản chất chân thành, nghiêm túc của hành Kim, cùng với sự nhiệt huyết, dữ dội của hành Hỏa, nên khi họ bước chân vào tình yêu họ có thể dễ dàng say nắng một người vừa gặp mặt, đối phương sẽ bị choáng ngợp bởi sự mạnh mẽ, quyết liệt của họ, ở bên họ bạn sẽ nhận được nguồn năng lượng tích cực tỏa ra xung quanh họ.

Giữa họ và người bạn đời đều nhận thấy ý thức và nhiệm vụ của mỗi người, nên khi tiến đến hôn nhân, cuộc sống của vợ chồng họ sẽ ngày càng vững chắc và tiến triển hơn.

Mệnh Bạch Lạp Kim hợp màu gì khi mua xe, sơn sửa nhà?

Quá trình nung luyện kim loại sẽ diễn ra nhanh chóng hơn nhờ sự bổ trợ của lửa hành Hỏa. Do đó, người thuộc Bạch Lạp Kim sẽ hợp với những màu sắc thuộc hành Hỏa. Bên cạnh đó, để mang đến cát lợi cho bản thân, Bạch Lạp Kim có thể tận dụng màu sắc bản mệnh của chính mình.

Với mối quan hệ tương khắc trong ngũ hành, nên người thuộc Bạch Lạp Kim sẽ không hợp với những màu sắc của hành Mộc và Thủy. Bên cạnh đó, bản chất là kim loại tinh khiết nên Bạch Lạp Kim sẽ kỵ với tạp chất cũng như màu sắc của hành Thổ.

Nam mệnh Bạch Lạp Kim sinh năm 2000 Canh Thìn

Theo ngũ hành, nam tuổi này thuộc hành Mộc, cung Ly. Nên để giúp bản thân tăng năng lượng Mộc nên sử dụng màu sắc bản mệnh thuộc hành Mộc như màu xanh lá.

Bên cạnh đó, mối quan hệ tương sinh có Mộc sinh Hỏa, nên những màu sắc thuộc hành Hỏa như đỏ, cam, hồng cũng phù hợp với nam tuổi này. Ngoài ra, những màu sắc thuộc hành Kim như bạc, trắng, xám cũng rất phù hợp, vì Kim bị Hỏa khắc chế.

Vì thuộc hành Hỏa và Hỏa sinh Thổ, do đó nam tuổi này nên tránh những màu sắc thuộc hành Thổ như màu nâu, vàng. Bên cạnh đó, những màu sắc thuộc hành Thủy như xanh nước biển, đen cũng cần tránh sử dụng, vì Hỏa bị Thủy khắc chế.

Nữ mệnh Bạch Lạp Kim sinh năm 2000 Canh Thìn

Theo ngũ hành, nữ nhân tuổi này thuộc hành Kim, cung Càn. Ngoài những màu sắc bản mệnh thì nữ nhân hành Kim có thể tận dụng những màu sắc thuộc hành Thổ (màu vàng và nâu) nhờ quan hệ tương sinh. Bên cạnh đó, vì bản chất có thể khắc chế được Mộc, nên có thể sử dụng màu sắc bản mệnh của hành Mộc (xanh lá) cho bản thân mình.

Vì bản chất là Kim, nên nữ nhân tuổi này không nên sử dụng những màu sắc thuộc hành Hỏa (màu đỏ, tím, cam,.. ) vì trong ngũ hành thì Hỏa khắc Kim. Bên cạnh đó, trong ngũ hành thì Kim sinh Hỏa, nên để tránh hao tổn năng lượng Kim của bản thân thì không nên sử dụng những màu sắc xanh biển và đen của hành Thủy.

Nam mệnh Bạch Lạp Kim sinh năm 2001 Tân Tỵ

Theo ngũ hành, nam tuổi này thuộc hành Thổ, cung Cấn. Bên cạnh những màu sắc bản mệnh của hành Thổ, nam tuổi Tân Tỵ có thể tận dụng những màu sắc của hành Hỏa (màu đỏ, hồng, cam) nhờ quan hệ tương sinh. Ngoài ra, Thủy bị khắc chế bởi Thổ, nên nam tuổi Ất Tỵ có thể sử dụng màu sắc như xanh biển và đen.

Theo ngũ hành, màu sắc thuộc hành Mộc (màu xanh lá) là những màu mà nam tuổi Tân Tỵ phải tránh vì Thổ bị khắc chế bởi Mộc. Bên cạnh đó, để tránh tiêu tốn năng lượng cho hành Kim, nam tuổi này cũng cần tránh những màu như xám, ghi và trắng.

Nữ mệnh Bạch Lạp Kim sinh năm 2001 Tân Tỵ

Theo ngũ hành, nữ nhân tuổi này thuộc hành Kim, cung Đoài. Ngoài tận dụng màu sắc bản mệnh (xám, trắng và màu ghi) thì nữ tuổi Tân Tỵ có thể tận dụng màu sắc của hành Thổ (màu vàng và nâu) nhờ quan hệ tương sinh. Bên cạnh đó, vì Mộc bị Thổ khắc chế, do đó, màu xanh lá của hành Mộc nữ tuổi Tân Tỵ có thể thoải mái tận dụng.

Mệnh Bạch Lạp Kim hợp đá nào tốt cho phong thủy?

Theo ngũ hành, Kim và Hỏa tương sinh nhau. Thực tế cho thấy, để trở thành kim loại tinh khiết thì quá trình nung luyện cần có sự bổ trợ của lửa. Do đó, người thuộc cung mệnh Bạch Lạp Kim có thể tận dụng những loại đá mang màu sắc thuộc hành Hỏa để tăng vượng khí cho bản thân.

Dưới đây là 2 loại đá bạn có thể xem xét qua nhé:

Thạch Anh Đỏ: người thuộc mệnh Bạch Lạp Kim có thể sử dụng loại đá này để làm vật phong thủy để tăng thêm may mắn và tài lộc cho bản thân. Vì loại đá này được hình thành tự nhiên lại mang màu sắc đỏ của hành Hỏa, bạn có thể dùng loại đá này làm vòng đeo tay, mặt dây đeo cổ,…

Thạch Anh Trắng: việc sử dụng màu sắc bản mệnh của hành Kim để làm vật phong thủy cho bản thân sẽ giúp tăng năng lượng Kim cũng như tăng tài vận. Do đó, người thuộc Bạch Lạp Kim có thể dùng loại đá Thạch Anh Trắng để này làm vật trang trí hoặc trang sức cho chính mình.

Mời các bạn gõ NĂM SINH hoặc CON GIÁP hoặc CĂN MỆNH hoặc CUNG HOÀNG ĐẠO hoặc THỨ BẠN THẤY TRONG GIẤC MƠ vào ô tìm kiếm để tìm các bài viết cung cấp thông tin đầy đủ tại:

Mệnh Bạch Lạp Kim hợp cây nào?

Trong cuộc sống, việc để căn nhà cũng như nơi làm việc được không khí thư thái, không còn trống trải, người ta thường tìm đến những cây kiểng để bày trí, bên cạnh đó, nếu cây hợp mệnh sẽ giúp mang đến nhiều may mắn.

Tuy nhiên, với người thuộc Bạch Lạp Kim không có duyên với việc nuôi trồng cây kiểng, vì theo ngũ hành Mộc bị khắc bởi Kim, nên vào tay người mệnh Kim cây cối khó có thể phát triển được.

Chính vì thế, nếu bạn yêu thích cây kiểng thì tốt nhất phải lựa chọn kỹ lưỡng những loại cây phù hợp với cung mệnh của mình. Dưới đây là gợi ý những loại cây sẽ phù hợp với mệnh Kim của bạn:

Những loại cây mang màu sắc của hành Kim:

  • Lan Ý
  • Lan Chi
  • Bạch Mã hoàng tử.

Những loại cây kiểng mang màu sắc của hành Thổ:

  • Ngọc Ngân
  • Trầu Bà Vàng
  • Lan Hồ Điệp (loại hoa vàng)
  • Sen đá (màu nâu).

Mệnh Bạch Lạp Kim hợp hướng nào khi làm nhà, xuất hành?

Mệnh Bạch Lạp Kim hợp hướng nào là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Những người mệnh Kim thuộc Tây tứ mệnh vì vậy nên chọn hướng nhà là Tây tứ trạch, tức là hợp nhất khi ở hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây.

Vì vậy khi quyết định làm nhà hay mua nhà, căn hộ chung cư thì bạn nên chọn căn có hướng cửa hoặc ban công là các hướng này thì sẽ đẹp nhất.

Mệnh Bạch Lạp Kim hợp với những mệnh nào trong làm ăn, kết hôn?

Mỗi người đều mang một nạp âm riêng, do đó, để giúp bản thân tăng thêm nhiều may mắn cũng như cát lợi trong cuộc sống, công việc hay chuyện tình cảm, cần phải tìm đến những nạp âm khác tương hợp với nạp âm của mình.

Mệnh Bạch Lạp Kim hợp với những mệnh nào?

Mệnh Bạch Lạp Kim hợp với những mệnh nào?

a. Mệnh Bạch Lạp Kim (tuổi Canh Thìn, Tân Tỵ) với mệnh Kim

  • Giáp Tý – Ất Sửu: Nạp âm Hải Trung Kim ( hay gọi là Vàng trong Biển)

Bạch Lạp Kim và Hải Trung Kim: bản chất cùng thuộc hành Kim, nên sự kết hợp giữa 2 nạp âm này không chỉ mang đến cát lợi mà còn tam hạp các tuổi: Sửu – Tỵ, Thìn – Tý.

  • Canh Thìn – Tân Tỵ: Nạp âm Bạch Lạp Kim (hay gọi là Vàng nóng chảy)

Bạch Lạp Kim và Bạch Lạp Kim: Bản chất cùng hành Kim, Kim trùng phùng Kim tạo nên sự đại cát lợi, phú quý.

  • Giáp Ngọ – Ất Mùi: Nạp âm Sa Trung Kim (hay gọi là Vàng trong cát)

Bạch Lạp Kim và Sa Trung Kim: Sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này tạo nên đại cát lợi, tạo nên nhiều thành tựu rạng rỡ. Một bên là nguyên liệu, một bên là kim loại tinh khiết, sự bổ trợ nhau tạo nên những vật dụng mang giá trị thông dụng cao.

  • Nhân Thân – Quý Dậu: Nạp âm Kiếm Phong Kim (hay gọi là Vàng Mũi Kiếm)

Bạch Lạp Kim và Kiếm Phong Kim: sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này sẽ mang đến cát lợi, vì Kiếm Phong Kim được xem là bước khởi đầu để tạo ra Bạch Lạp Kim.

  • Canh Tuất – Tân Hợi: Nạp âm Thoa Xuyến Kim (hay gọi là Vàng trang sức)

Bạch Lạp Kim và Thoa Xuyến Kim: sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này cũng mang đến nhiều cát lợi, mang đến sự giàu có, phú quý. Vì để có được trang sức Thoa Xuyến Kim phải nhờ đến kim loại tinh khiết Bạch Lạp Kim.

  • Nhâm Dần – Quý Mão: Nạp âm Kim Bạch Kim (hay gọi là Vàng thành thỏi)

Bạch Lạp Kim và Kim Bạch Kim: sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này sẽ mang đến sự sung túc, tài lộc đủ đầy và cát lợi. Vì để có được vàng thỏi Kim Bạch Kim phải nhờ tiền đề là kim loại tinh khiết Bạch Lạp Kim.

b. Mệnh Bạch Lạp Kim (tuổi Canh Thìn, Tân Tỵ) với mệnh Mộc

  • Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Nạp âm Đại Lâm Mộc (hay gọi là gỗ cây rừng)

Bạch Lạp Kim và Đại Lâm Mộc: Tuy trong ngũ hành Mộc bị khắc bởi Kim. Nhưng thực tế, để nung luyện được Kim phải cần có nguồn nguyên liệu gỗ lớn. Do đó, sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này sẽ mang đến sung túc và cát lợi.

  • Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Nạp âm Dương Liễu Mộc (hay gọi là Gỗ cây dương liễu)

Bạch Lạp Kim và Dương Liễu Mộc: Sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này sẽ không mang đến cát lợi, vì hành trong ngũ hành Mộc bị khắc chế bởi Kim.

  • Canh Dần – Tân Mão: Nạp âm Tùng Bách Mộc (hay gọi là Gỗ tùng bách)

Bạch Lạp Kim và Tùng Bách Mộc: Theo ngũ hành Mộc bị khắc chế bởi Kim. Thực tế, kim loại đã qua nung luyện cũng không liên quan đến Cổ thụ. Do đó, sự gặp gỡ này không cát lợi.

  • Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Nạp âm Bình Địa Mộc (hay gọi là Cây đồng bằng)

Bạch Lạp Kim và Bình Địa Mộc: sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này không sinh ra cát lợi. Vì Bình Địa Mộc được ví như loại tạp chất mà Bạch Lạp Kim phải loại bỏ đi.

  • Nhâm Tý – Quý Sửu: Nạp âm Tang Đố Mộc (hay gọi là Gỗ cây dâu)

Bạch Lạp Kim và Tang Đố Mộc: Bản chất kim loại và gốc dâu không có sự liên quan. Nên sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này không thuận lợi.

  • Canh Thân – Tân Dậu: Nạp âm Thạch Lựu Mộc (hay gọi là Gỗ cây lựu)

Bạch Lạp Kim và Thạch Lựu Mộc: Sự gặp gỡ này không sinh cát lợi vì sự khắc chế mạnh mẽ trong ngũ hành.

c. Mệnh Bạch Lạp Kim (tuổi Canh Thìn, Tân Tỵ) với mệnh Thủy

  • Bính Tý – Đinh Sửu: Nạp âm Giản Hạ Thủy (hay gọi là Nước chảy xuống)

Bạch Lạp Kim và Giản Hạ Thủy: Thực tế kim loại nung chảy gặp nước sẽ phản tác dụng. Do đó, sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này không cát lợi.

  • Giáp Thân – Ất Dậu: Nạp âm Tuyền Trung Thủy (hay gọi là nước suối trong)

Bạch Lạp Kim và Tuyền Trung Thủy: Sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này không thu được kết quả tốt, vì thực tế kim loại nung luyện không cần đến nước.

  • Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Nạp âm Trường Lưu Thủy (hay gọi là Nước đầu nguồn)

Bạch Lạp Kim và Trường Lưu Thủy: Sự gặp gỡ này cũng không khả thi. Vì nước sẽ làm mất giá trị của kim loại đang nung luyện.

  • Bính Ngọ – Đinh Mùi: Nạp âm Thiên Hà Thủy (hay gọi là Nước trên trời)

Bạch Lạp Kim và Thiên Hà Thủy: Sự gặp gỡ này sẽ tạo nên đại hung. Vì quá trình nung luyện sẽ thất bại khi gặp trời mưa.

  • Giáp Dần – Ất Mão: Nạp âm Đại Khê Thủy (hay gọi là Nước khe lớn)

Bạch Lạp Kim và Đại Khê Thủy: Bản chất là nước suối không làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình nung luyện, tuy nhiên việc gặp gỡ giữa 2 nạp âm này cũng không mang đến cát lợi, vì Đại Khê Thủy được ví như tạp chất mà Bạch Lạp Kim cần loại bỏ.

  • Nhâm Tuất – Quý Hợi: Nạp âm Đại Hải Thủy (hay gọi là Nước ở biển lớn)

Bạch Lạp Kim và Đại Hải Thủy: Thực tế quá trình nung chảy kim loại sẽ bị gián đoạn và thất bại nếu gặp phải nguồn nước lớn như nước biển. Do đó, sự gặp gỡ này sẽ bất lợi và không cát lợi cho Bạch Lạp Kim.

d. Mệnh Bạch Lạp Kim (tuổi Canh Thìn, Tân Tỵ) với mệnh Hỏa

  • Bính Dần – Đinh Mão: Nạp âm Lư Trung Hỏa (hay gọi là Lửa trong Lò)

Bạch Lạp Kim và Lư Trung Hỏa: Theo ngũ hành tuy Kim bị khắc chế bởi Hỏa. Tuy nhiên, về mặt thực tế sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này sẽ tạo nên sự vẹn toàn, cát lợi, vì để trở thành vật dụng giá trị thì kim loại phải được nung luyện bằng nguồn lửa nóng chảy.

  • Giáp Tuất – Ất Hợi: Nạp âm Sơn Đầu Hỏa (hay gọi là Lửa Ngọn Núi)

Bạch Lạp Kim và Sơn Đầu Hỏa: Sự gặp gỡ của 2 nạp âm này tạo nên sự hoàn hảo và đại cát lợi. Theo thực tế, kim loại nung luyện sẽ hoàn thành nhanh chóng nhờ sự xúc tác mạnh mẽ của năng lượng lửa mạnh mẽ.

  • Bính Thân – Đinh Dậu: Nạp âm Sơn Hạ Hỏa (hay gọi là Lửa dưới núi)

Bạch Lạp Kim và Sơn Hạ Hỏa: Cũng giống như Sơn Đầu Hỏa, việc gặp gỡ, tiếp xúc giữa 2 nạp âm này cũng vẹn toàn và cát lợi.

  • Giáp Thìn – Ất Tỵ: Nạp âm Phúc Đăng Hỏa (hay gọi là Lửa ngọn đèn)

Bạch Lạp Kim và Phúc Đăng Hỏa: Mang tính tương khắc theo ngũ hành, thực tế ngọn lửa nhỏ cũng không có tác dụng gì với quá trình nung luyện. Do đó, sự gặp gỡ này không cát lợi.

  • Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Nạp âm Thiên Thượng Hỏa (hay gọi là Lửa trên trời)

Bạch Lạp Kim và Thiên Thượng Hỏa: Nhiệt lượng càng nhiều quá trình nung luyện được thúc đẩy càng nhanh, do đó, sự gặp gỡ này tạo nên kết quả vẹn toàn và đại cát.

  • Mậu Tý – Kỷ Sửu: Nạp âm Tích Lịch Hỏa (hay gọi là Lửa sấm sét)

Bạch Lạp Kim và Tích Lịch Hỏa: Thời thế càng hiện đại, việc nung luyện kim loại cũng diễn ra thuận lợi hơn nhờ sử dụng tia hồ quang. Do đó, sự gặp gỡ này tạo nên nhiều cát lợi.

e. Mệnh Bạch Lạp Kim (tuổi Canh Thìn, Tân Tỵ) với mệnh Thổ

  • Canh Ngọ – Tân Mùi: Nạp âm Lộ Bàng Thổ (hay gọi là đất ven đường)

Bạch Lạp Kim và Lộ Bàng Thổ: Theo ngũ hành Thổ và Kim có quan hệ tương sinh. Tuy bản chất không tương tác nhưng sự gặp gỡ này cũng được xem là cát lợi nhỏ.

  • Mậu Dần – Kỷ Mão: Nạp âm Thành Đầu Thổ (hay gọi là Đất tường thành)

Bạch Lạp Kim và Thành Đầu Thổ: Trong đất mang nhiều tạp chất, do đó sự gặp gỡ này không cát lợi.

  • Canh Tý – Tân Sửu: Nạp âm Bích Thượng Thổ (được hiểu là đất trên vách tường)

Bạch Lạp Kim và Bích Thượng Thổ: Tương tự như nạp âm Thành Đầu Thổ, sự gặp gỡ của 2 nạp âm này không có kết quả tốt.

  • Bính Tuất – Đinh Hợi: Nạp âm Ốc Thượng Thổ (được hiểu là Đất trên mái)

Bạch Lạp Kim và Ốc Thượng Thổ: Mang mối quan hệ tương sinh, sự gặp gỡ này cũng mang đến cát lợi nhỏ.

  • Mậu Thân – Kỷ Dậu: Nạp âm Đại Trạch Thổ hay nạp âm Đại Dịch Thổ (hay hiểu là Đất cồn lớn)

Bạch Lạp Kim và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Đại Trạch thổ được ví như tạp chất nên sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này không cát lợi.

  • Bính Thìn – Đinh Tỵ: Nạp âm Sa Trung Thổ (hay hiểu là Đất trong cát)

Bạch Lạp Kim và Sa Trung Thổ: Trong đất luôn mang tạp chất, nên sự gặp gỡ của 2 nạp âm này không được tốt.

Kết luận

Tóm lại, nếu bạn sinh vào những năm tuổi thuộc cung mệnh (nạp âm) Bạch Lạp Kim thì Netmode mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về cung mệnh của mình, cũng như tận dụng được những màu sắc hợp mệnh và những vật dụng phong thủy mang lại may mắn cho mình nhé.

Chúc các bạn có căn mệnh Bạch Lạp Kim có một cuộc sống sung túc, đầy đủ và thật nhiều an lạc.

Nguồn tham khảo:

5/5 - (4 bình chọn)
0 bình luận