Trang chủ Tử vi - Phong thủy ✅Tử Vi Trọn Đời Mệnh Thủy ✅ Tử vi mệnh Thiên Hà Thủy (Nước mưa) 1966 1967 – 2026 2027: Ý nghĩa, hợp với các màu và mệnh nào?

Tử vi mệnh Thiên Hà Thủy (Nước mưa) 1966 1967 – 2026 2027: Ý nghĩa, hợp với các màu và mệnh nào?

3548 lượt xem
Theo dõi Netmode trên Google News

Mệnh Thiên Hà Thủy nghĩa là gì?

Người mệnh Thiên Hà Thủy (天河水) với Thiên là trời (trên cao), Hà là dòng sông và Thủy là nước nên Thiên Hà Thủy được hiểu là dòng nước từ trên trời là nước mưa. Do trời và đất xa nhau, nên Thiên Hà Thủy sẽ không bị khắc chế bởi hành Thổ, khi nước mưa rơi xuống, chỉ có đất đai bị ảnh hưởng tốt hơn hoặc xấu đi.

Căn mệnh Thiên Hà Thủy
Ý nghĩa Nước trên trời, nước mưa
Năm sinh 1966 1967 và 2026 2027
Hợp với màu Trắng, ghi, xám
Hợp với cây Cây Huy Hoàng, Cây Ngọc Ngân
Hợp mệnh Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc
Hợp đá phong thủy Đá Aquamarine, Thạch anh trắng
Tử vi mệnh Thiên Hà Thủy (Nước mưa) 1966 1967 - 2026 2027: Ý nghĩa, hợp với các màu và mệnh nào?

Tử vi mệnh Thiên Hà Thủy (Nước mưa) 1966 1967 – 2026 2027: Ý nghĩa, hợp với các màu và mệnh nào?

Nội dung bài viết

Người mệnh Thiên Hà Thủy sinh năm nào?

Theo sổ sách tử vi, những người sinh năm sau đây sẽ cùng thuộc cung mệnh Thiên Hà Thủy:

Người sinh năm (1846, 1906, 1966, 2026) tuổi Bính Ngọ bản tính vốn linh hoạt, nhiệt huyết, dữ dội vì tuổi này cả thiên can và địa chỉ đều thuộc hành Hỏa, tuy nhiên, đôi khi họ lại khá bốc đồng, nóng vội khiến cuộc sống họ phải trải qua nhiều gian nan hơn tuổi Đinh Mùi cùng cung mệnh.

Khác với tuổi Bính Ngọ, người sinh năm (1847, 1907, 1967, 2027) tuổi Đinh Mùi có cuộc đời may mắn hơn, vì có thiên can Đinh thuộc hành Hỏa, địa chi Mùi thuộc hành Thổ.

Tử vi trọn đời vận mệnh người mệnh Thiên Hà Thủy

Theo ngũ hành, có 5 hành đại diện cho 5 yếu tố tự nhiên (Kim loại, cây cối, nước, lửa và đất) trong Vũ trụ là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Theo ngũ hành nạp âm – lục thập hoa giáp. Mỗi hành sẽ bao gồm 6 nạp âm.

Thiên Hà Thủy là 1 trong 6 nạp âm thuộc hành Thủy, bên cạnh 5 nạp âm như: Giản Hạ Thủy, Đại Hải Thủy, Đại Khê Thủy, Tuyền Trung Thủy và Trường Lưu Thủy. Và bài viết hôm nay Netmode sẽ giải đáp rõ gửi đến bạn.

Bản mệnh

Mưa của trời, một mặt được xem là nguồn sinh cho cây cối, đất đai thêm tươi tốt, phì nhiêu và màu mỡ, mặt khác, mưa kéo dài, mang theo bão lớn sẽ gây nên thiệt hại cho đất đai, cây cối chốc rễ, nhà cửa tan hoang,…

Do đó, người thuộc cung mệnh Thiên Hà Thủy để trở thành người tốt và hạn chế đi những khuyết điểm cần phải cải thiện bản thân cũng như tu dưỡng tâm tính.

Tính cách

Phân tích theo tử vi, trí tuệ là đặc trưng của hành Thủy, do đó, người thuộc cung mệnh này bản tính vốn linh hoạt, tài trí hơn người. Ngoài ra, người thuộc cung mệnh Thiên Hà Thủy thuộc tuýp người tử tế, lịch thiệp, tao nhã, giống như sự tinh khiết của nước mưa vậy.

Mệnh Thiên Hà Thủy (Nước mưa) 1966 1967 - 2026 2027 là gì, hợp những màu và mệnh nào?

Mệnh Thiên Hà Thủy (Nước mưa) 1966 1967 – 2026 2027 là gì, hợp những màu và mệnh nào?

Tuy nhiên, với những đặc tính như vậy, người thuộc cung mệnh Thiên Hà Thủy cũng cần phải rèn luyện, trao dồi mỗi ngày, cũng như ăn ở phúc lành, thường xuyên giúp đỡ mọi người mới mong về sau thành người có ích.

Thuộc tuýp người tử tế, hay giúp đỡ mọi người, tuy nhiên người thuộc cung mệnh này đôi khi cũng chứa đựng nhiều cảm xúc nội tâm mà không ai có thể đoán được. Do đó, nếu bạn thật sự hiểu và được họ chọn làm người bày tỏ cảm xúc thì bạn chính là người mà họ tin cậy nhất.

Công danh, sự nghiệp

Với lối ứng xử tinh tế, thường giúp đỡ người khác nên họ dễ lấy được thiện cảm từ mọi người xung quanh. Do đó, với đặc điểm này người thuộc cung mệnh Thiên Hà Thủy sẽ phù hợp với những công việc với chức vụ như nhà lãnh đạo, hay quản lý nhóm…

Với bản tính nhạy cảm, mang nhiều nội tâm và sự thiếu kiên định trong suy nghĩ, người thuộc cung mệnh Thiên Hà Thủy cần phải thay đổi, rèn luyện khả năng kiên định, quyết đoán mới phù hợp với những chức vụ cao như lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó, với những đặc trưng như vậy những nghề sau đây cũng phù hợp với họ: tư vấn, bác sĩ,..

Mời các bạn gõ NĂM SINH hoặc CON GIÁP hoặc CĂN MỆNH hoặc CUNG HOÀNG ĐẠO hoặc THỨ BẠN THẤY TRONG GIẤC MƠ vào ô tìm kiếm để tìm các bài viết cung cấp thông tin đầy đủ tại:

Người thuộc cung mệnh Thiên Hà Thủy bản tính vốn nhân từ, độ lượng, thích tham gia và hỗ trợ những hoạt động chung, chính vì thể, đối với họ những công việc mang lợi ích chung sẽ khiến họ hào hứng hơn là mục tiêu tiền bạc.

Tình duyên

Với bản tính tử tế, lịch thiệp, người thuộc cung mệnh Thiên Hà Thủy đối với người bạn đời của mình rất nhiệt tình và lãng mạn. Trong tình yêu, họ luôn quan tâm, lo lắng cho người ấy, và luôn thực hiện những hành động bất ngờ để tình cảm luôn được mặn nồng và mang đến bất ngờ cho người bạn đời.

Thuộc tuýp người mang nhiều tâm sự, luôn nhạy cảm với mọi việc, trong tình yêu, họ thích nhận được sự quan tâm, cảm thông cũng như yêu thương họ. Bên cạnh đó, họ rất nhạy cảm với những hành động làm họ tổn thương, đặc biệt, tình yêu đổ vỡ sẽ là cú sốc rất lớn mà họ cần phải dành nhiều thời gian để quên đi.

Mệnh Thiên Hà Thủy hợp màu gì, đi xe màu gì?

Ngoài việc lựa chọn những chiếc xe theo sở thích, người thuộc cung mệnh Thiên Hà Thủy cần lưu ý đến những màu sắc phù hợp với cung mệnh khi mua sắm xe hay bày trí nhà cửa nhé.

Nam mệnh Bính Ngọ sinh năm 1966

Theo ngũ hành, nam nhân tuổi này thuộc hành Kim, cung Đoài. Ngoài những màu bản mệnh của Kim (trắng, ghi, xám), có thể sử dụng màu sắc thuộc hành Thổ (nâu, vàng) vì có quan hệ tương sinh Thổ, Kim. Bên cạnh đó, có thể sử dụng màu sắc thuộc hành Mộc (xanh lá) vì Mộc bị Kim khắc chế.

Xét về sự tương khắc, nam tuổi Bính Ngọ cần tránh các màu thuộc hành Hỏa (đỏ, tím, hồng, cam). Bên cạnh đó, cũng không nên dùng màu sắc thuộc hành Thủy (xanh dương, đen), vì Thủy sẽ làm tiêu hao năng lượng của Kim.

Nữ mệnh Bính Ngọ sinh năm 1966

Theo ngũ hành, nữ nhân tuổi này thuộc hành Thổ, cung Cấn. Ngoài những màu bản mệnh của Thổ (nâu, vàng), có thể sử dụng màu sắc thuộc hành Hỏa (đỏ, tím, hồng, cam) vì có quan hệ tương sinh Thổ, Hỏa. Bên cạnh đó, có thể sử dụng màu sắc thuộc hành Thủy (xanh dương, đen) vì Thủy bị Thổ khắc chế.

Xét về sự tương khắc, nữ tuổi Bính Ngọ cần tránh các màu thuộc hành Mộc (xanh lá). Bên cạnh đó, cũng không nên dùng màu sắc thuộc hành Kim (trắng, ghi, xám), vì Kim sẽ làm tiêu hao năng lượng của Thổ.

Nam mệnh Đinh Mùi sinh năm 1967

Nam tuổi Đinh Mùi sẽ hợp với màu bản mệnh của Kim (trắng, ghi, xám) vì theo ngũ hành, tuổi này thuộc hành Kim, cung Càn. Bên cạnh đó, có thể hợp với màu của hành Thổ (nâu, vàng), vì quan hệ tương sinh Thổ, Kim. Ngoài ra, có thể sử dụng màu của hành Mộc (xanh lá), vì Mộc bị Kim khắc chế.

Không nên sử dụng màu sắc thuộc hành Hỏa (đỏ, tím, cam, hồng), vì Kim bị Hỏa chế ngự. Bên cạnh đó, không nên sử dụng màu sắc thuộc hành Thủy (đen, xanh dương), vì Kim sẽ tiêu hao năng lượng để nuôi dưỡng Thủy.

Nữ mệnh Bính Ngọ sinh năm 1967

Nữ tuổi Đinh Mùi sẽ hợp với màu bản mệnh của Hỏa (đỏ, tím, hồng, cam) vì theo ngũ hành, tuổi này thuộc hành Hỏa, cung Ly. Bên cạnh đó, có thể hợp với màu của hành Mộc (xanh lá), vì quan hệ tương sinh Mộc, Hỏa. Ngoài ra, có thể sử dụng màu của hành Kim (trắng, xám, ghi), vì Kim bị Hỏa khắc chế.

Không nên sử dụng màu sắc thuộc hành Thủy (đen, xanh dương), vì Hỏa bị Thủy chế ngự. Bên cạnh đó, không nên sử dụng màu sắc thuộc hành Kim (trắng, xám, ghi), Kim sẽ tiêu hao năng lượng vì Hỏa khắc chế Kim.

Đá phong thủy cho người mệnh Thủy

Ngoài những màu sắc bản mệnh của hành Thủy (đen, xanh dương), người thuộc cung mệnh Thiên Hà Thủy có thể sử dụng những màu sắc thuộc hành Kim (trắng, ghi, xám) để áp dụng vào việc tìm kiếm đá phong thủy cho mình.

Những loại đá sau đây sẽ giúp nạp âm Thiên Hà Thủy thu hút thêm năng lượng, trí tuệ: đá núi lửa Olic, đá Aquamarine, 3 loại đá thạch anh trắng – tóc đen – khói,…

Đá Aquamarine: Được biển đến như loại đá có thể trấn áp được sự giận dữ của biển cả. Aquamarine được ví như viên đá được sở hữu bởi vị thần biển cả. Nó giúp chủ sở hữu có một cuộc đời yên bình, may mắn, sự bình tâm và tỉnh táo.

Thạch anh trắng: Được biết đến là 1 trong các chủng loại đá thạch anh có màu sắc trong sáng như những viên pha lê. Loại đá này giúp chủ sở hữu giải tỏa được những áp lực, muộn phiền trong cuộc sống, giúp ổn định tinh thần và tập trung cao độ.

Đá núi lửa Olic: Trái ngược với đá Aquamarine, Olic được biết đến như loại đá hình thành nhờ sự hoạt động của nham thạch – núi lửa, nên nó thừa hưởng một nguồn năng lượng to lớn của núi lửa.

Sử dụng loại đá này làm vật phong thủy sẽ giúp cung mệnh Thiên Hà Thủy thanh lọc, loại trừ những khúc mắc trong cuộc sống, giúp tinh thần lạc quan và máu huyết lưu thông hơn.

Mệnh Thiên Hà Thủy nên trồng cây gì tốt?

  • Cây Huy Hoàng

Thuộc loài thực vật có khả năng sinh trưởng trong không gian kín, Cây Huy Hoàng được nhiều người ưa chuộng dùng để bày trí phong thủy nơi làm việc, với thân cây và những tán lá lớn xen kẽ màu sắc trắng, xanh đẹp mắt, nó còn giúp chủ sở hữu điều hòa khí trời, tăng thêm vận may, công việc, tình duyên suôn sẻ và hướng đến tương lai huy hoàng.

  • Cây Ngọc Ngân

Thuộc loài thực vật có khả năng sinh trưởng trong môi trường đất và nước, Ngọc Ngân được nhiều người biết đến và sử dụng làm cây kiểng bày trí phong thủy nhà cửa, nơi làm việc.

Ngoài mang màu sắc lốm đốm trắng viền xanh của những chiếc lá, Ngọc Ngân còn có khả năng mang đến không gian trong lành, giúp chủ sở hữu thu hút nhiều vận may, tiền tài.

  • Cây Vạn Niên Thanh

Tương tự như loài cây kiểng Huy Hoàng, Vạn Niên Thanh được nhiều người biết đến như một loài cây dễ nuôi trồng, có khả khả năng sống bền bỉ như chính ý nghĩa cái tên của nó “Vạn Niên Thanh – Mười nghìn năm vẫn tươi tốt”.

Mời các bạn gõ NĂM SINH hoặc CON GIÁP hoặc CĂN MỆNH hoặc CUNG HOÀNG ĐẠO hoặc THỨ BẠN THẤY TRONG GIẤC MƠ vào ô tìm kiếm để tìm các bài viết cung cấp thông tin đầy đủ tại:

Ngoài ra, loài kiểng này được nhiều người tin dùng làm vật bày trí phong thủy vì nó có những tán lá to lớn xen kẽ màu sắc xanh, trắng bắt mắt, còn giúp chủ sở hữu có được cuộc sống đầy sung túc, phúc đức và an khang.

  • Cây Lan Ý

Là loài cây kiểng được nhiều người ưa chuộng bày trí phong thủy trong nhà, phòng làm việc, Lan Ý còn được biết đến với tên gọi Bạch Môn.

Cái tên này cũng một phần biểu trưng cho những bông hoa màu trắng sáng vươn thẳng lên, được bao bọc bởi những chiếc lá dài, nhọn màu xanh thẫm. Lan ý không chỉ giúp không gian xung quanh nó được trong lành, mà còn giúp chủ sở hữu nó thu hút được nhiều vận may trong cuộc sống.

Mệnh Thiên Hà Thủy hợp và khắc với mệnh nào?

Đối với mỗi người, để phát triển thuận lợi sự nghiệp, cũng như viên mãn trên đường tình duyên thì vấn đề hợp tác, kết duyên với người có cung mệnh phù hợp rất quan trọng. Vậy cung mệnh Thiên Hà Thủy sẽ hợp và khắc với những cung mệnh nào?

a. Mệnh Thiên Hà Thủy với mệnh Kim

Thiên Hà Thủy và Hải Trung Kim (gọi là Vàng trong Biển)

Thiên Hà Thủy và Hải Trung Kim: Với bản chất trong thực tế không có dịp hội ngộ, do đó, sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này không mang lại cát lợi.

Bên cạnh đó, cũng tạo nên quan hệ tứ hành xung cho các địa chi (Tý – Ngọ, Sửu – Mùi và Sửu – Ngọ, Mùi – Tý) thuộc 2 cung mệnh này, tuy nhiên, xét về sự tương sinh của 2 can Giáp Ất và Bính Đinh (Mộc, Hỏa) thì cũng sinh ra cát lợi nho nhỏ.

Thiên Hà Thủy và Bạch Lạp Kim (gọi là Vàng nóng chảy)

Thiên Hà Thủy và Bạch Lạp Kim: Sự gặp gỡ này không cát lợi, chỉ gây thêm thiệt hại cho Bạch Lạp Kim.

Thiên Hà Thủy và Sa Trung Kim (gọi là Vàng trong cát)

Thiên Hà Thủy và Sa Trung Kim: Xét theo thực tế, axit có trong mưa sẽ khiến kim loại mất đi giá trị vì bị ăn mòn. Do đó, 2 nạp âm này không nên gặp gỡ vì thiệt hại cho Sa Trung Kim muôn phần.

Thiên Hà Thủy và Vàng Mũi Kiếm (Nạp âm Kiếm Phong Kim)

Thiên Hà Thủy và Kiếm Phong Kim: Hai nạp âm này không nên gặp gỡ vì thực tế Kiếm Phong Kim sẽ bị thiệt hại (ăn mòn, mất giá trị) do Thiên Hà Thủy gây ra.

Thiên Hà Thủy và Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Thiên Hà Thủy và Thoa Xuyến Kim: Dù có mối quan hệ tương sinh trong ngũ hành, nhưng theo thực tế, trang sức vàng sẽ mất giá trị khi gặp phải axit trong mưa.

Thiên Hà Thủy và Kim Bạch Kim (gọi là Vàng thành thỏi)

Thiên Hà Thủy và mệnh Kim Bạch Kim: Nhờ sự tương sinh trong ngũ hành, có thể nói sự gặp gỡ này sẽ có cát lợi nho nhỏ.

b. Mệnh Thiên Hà Thủy với mệnh Mộc

Thiên Hà Thủy và Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Thiên Hà Thủy và Đại Lâm Mộc: Mang quan hệ tương sinh trong ngũ hành (Thủy sinh Mộc) và sự tương sinh trong quan hệ thiên can giữa Bính Đinh và Mậu Kỷ (Hỏa sinh Thổ), sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này sẽ sinh đại cát lợi, một sự kết hợp vẹn toàn, rực rỡ.

Thiên Hà Thủy và Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Thiên Hà Thủy và Dương Liễu Mộc: Thực tế cây cối phát triển mạnh mẽ phải cần đến nguồn nước lớn. Do đó, với quan hệ tương sinh trong ngũ hành và thực tế, sự gặp gỡ này sẽ hình thành cát lợi, một tương lai tươi tốt và vững mạnh.

Thiên Hà Thủy và Tùng Bách Mộc (gọi là Gỗ tùng bách)

Thiên Hà Thủy và Tùng Bách Mộc: Nước mưa tạo thành nguồn sinh dồi dào cho cây Tùng phát triển vững mạnh, do đó, sự gặp gỡ này vẹn toàn và rực rỡ.

Thiên Hà Thủy và Bình Địa Mộc (gọi là Cây đồng bằng)

Thiên Hà Thủy và Bình Địa Mộc: Thực tế cây cối phát triển tươi tốt nhờ nguồn sinh từ nước mưa. Cùng với sự tương sinh về các thiên Can (Bính Đinh, Mậu Kỷ) và sự tương hợp giữa các địa chi(Ngọ – Tuất và Mùi – Hợi), nên sự gặp gỡ này vẹn toàn và cát lợi.

Thiên Hà Thủy và Tang Đố Mộc (gọi là Gỗ cây dâu)

Thiên Hà Thủy và Tang Đố Mộc: Cây dâu tằm sẽ ngày càng tươi tốt và cao lớn khi gặp nguồn sinh từ nước mưa. Do đó, sự gặp gỡ này sinh ra cát lợi, may mắn.

Thiên Hà Thủy và Thạch Lựu Mộc (gọi là Gỗ cây lựu)

Thiên Hà Thủy và Thạch Lựu Mộc: Tương tự như Tang Đố Mộc, sự gặp gỡ này cũng sinh cát lợi và may mắn vì cây lựu gặp nguồn sinh nước mưa sẽ phát triển tươi tốt và bội thu.

c. Mệnh Thiên Hà Thủy với mệnh Thủy

Thiên Hà Thủy và Giản Hạ Thủy (gọi là Nước chảy xuống)

Thiên Hà Thủy và Giản Hạ Thủy: Thực tế, nguồn nước do mưa rơi xuống đất đã hình thành nên nguồn nước ngầm (Giản Hạ Thủy), tuy có sự hình khắc giữa các Địa chi, những nhờ bản chất tương hợp cùng là Thủy, nên sự gặp gỡ này sẽ hình thành mối quan hệ cộng sinh đầy cát lợi.

Thiên Hà Thủy và Tuyền Trung Thủy (gọi là nước suối trong)

Thiên Hà Thủy và Tuyền Trung Thủy: Dù bản chất cùng thuộc hành Thủy, nhưng xét theo thực tế, để hình thành cơn mưa phải trải qua sự bốc hơi của các dòng sông và ở đây chính là Tuyền Trung Thủy (dòng suối), khi cơn mưa bắt đầu sẽ kéo theo gió, bụi khiến dòng suối dơ bẩn và đục lại, do đó, sự gặp gỡ này sẽ thiệt hại muôn phần cho Tuyền Trung Thủy.

Thiên Hà Thủy và Trường Lưu Thủy (gọi là Nước đầu nguồn)

Thiên Hà Thủy và Trường Lưu Thủy: Thủy hội ngộ Thủy. Thực tế, nguồn nước sẽ tăng lên khi gặp mưa xuống, nắng làm nguồn nước bay hơi hình thành lại cơn mưa. Do đó, sự gặp gỡ này hình thành mối quan hệ đôi bạn cùng tiến.

Thiên Hà Thủy và Thiên Hà Thủy (gọi là Nước trên trời)

Thiên Hà Thủy và Thiên Hà Thủy: 2 nạp âm cùng bản chất, mưa gặp mưa hình thành bão lớn, sự gặp gỡ tạo nên sức mạnh dữ dội, sự kết hợp đại cát lợi.

Thiên Hà Thủy và Đại Khê Thủy (gọi là Nước khe lớn)

Thiên Hà Thủy và Đại Khê Thủy: Xét theo thực tế, có thể đây là sự gặp gỡ tốt đẹp về phía Đại Khê Thủy, nước mưa sẽ giúp nguồn nước trong khe sẽ thành dòng nước dữ dội, tuy nhiên, điều này sẽ gây nên đại họa, do đó, kết luận sự gặp gỡ này sẽ không cát lợi, nguy hiểm cho nhân loại.

Thiên Hà Thủy và Đại Hải Thủy (gọi là Nước ở biển lớn)

Thiên Hà Thủy và Đại Hải Thủy: Thủy hội ngộ Thủy, thực tế, nước biển bao la không cần đến nước mưa, nhưng để có mưa phải nhờ sự bay hơi của biển, do đó, nhờ sự tương hòa bản chất, sự gặp gỡ này cũng sẽ cát lợi.

d. Mệnh Thiên Hà Thủy với mệnh Hỏa

Thiên Hà Thủy và Lư Trung Hỏa (gọi là Lửa trong Lò)

Thiên Hà Thủy và Lư Trung Hỏa: Tương khắc trong ngũ hành, thực tế ngọn lửa trong bếp sẽ lụi tàn khi gặp phải nước mưa. Hai nạp âm này không nên gặp gỡ.

Thiên Hà Thủy và Sơn Đầu Hỏa (gọi là Lửa Ngọn Núi)

Thiên Hà Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Tương tự như Lư Trung Hỏa, cơn mưa sẽ làm tắt và lụi tàn đám cháy trên đỉnh núi, do đó, hai nạp âm này không nên gặp gỡ, vì không cát lợi chỉ thêm tai hại.

Thiên Hà Thủy và Sơn Hạ Hỏa (gọi là Lửa dưới núi)

Thiên Hà Thủy và mạng Sơn Hạ Hỏa: Lửa, Thủy tương khắc, ngọn lửa lụi tàn khi gặp mưa, 2 nạp âm này gặp gỡ thiệt hại vô cùng.

Thiên Hà Thủy và Phúc Đăng Hỏa (gọi là Lửa ngọn đèn)

Thiên Hà Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Ngọn lửa lụi tàn khi gặp mưa, 2 nạp âm này không nên gặp gỡ.

Thiên Hà Thủy và Thiên Thượng Hỏa (gọi là Lửa trên trời)

Thiên Hà Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Thực tế, ánh nắng sẽ bị che mờ bởi cơn mưa kéo đến, do đó, 2 nạp âm này hội ngộ chỉ thêm đau buồn.

Thiên Hà Thủy và Tích Lịch Hỏa (gọi là Lửa sấm sét)

Thiên Hà Thủy và Tích Lịch Hỏa: Dù tương khắc trong ngũ hành, nhưng xét theo thực tế, cơn mưa sẽ xuất hiện sấm chớp, do đó, 2 nạp âm này gặp gỡ sẽ hình thành 2 mảnh ghép không thể thiếu nhau và mở ra một tương lai đầy may mắn và cát lợi.

e. Mệnh Thiên Hà Thủy với mệnh Thổ

Thiên Hà Thủy và Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Thiên Hà Thủy và Lộ Bàng Thổ: Thực tế cho thấy, Lộ Bàng Thổ là loại đất dùng để di chuyển, lưu thông nên cần sự vững chắc, bền bỉ, gặp phải mưa, Lộ Bàng Thổ sẽ hao mòn, nhầy nhụa và thiệt hại. Do đó, sự gặp gỡ này không cát lợi, thiệt hại đôi đường cho Lộ Bàng Thổ.

Thiên Hà Thủy và Thành Đầu Thổ (gọi là Đất tường thành)

Thiên Hà Thủy và Thành Đầu Thổ: Xét theo thực tế, bản chất bền vững, cứng rắn của Thành Đầu Thổ sẽ không hòa hợp được với sự yếu đuối, mỏng mảnh của Thiên Hà Thủy. Do đó, sự gặp gỡ này không sinh cát lợi, thiệt hại cho Thiên Hà Thủy.

Thiên Hà Thủy và Bích Thượng Thổ (gọi là đất trên vách tường)

Thiên Hà Thủy và Bích Thượng Thổ: Thực tế, cơn mưa kéo dài sẽ khiến tường vách căn nhà bị thấm và rạn nứt, do đó, sự gặp gỡ này gây thiệt hại cho Bích Thượng Thổ.

Thiên Hà Thủy và Ốc Thượng Thổ (gọi là Đất trên mái)

Thiên Hà Thủy và Ốc Thượng Thổ: Có đặt tính che chắn mưa gió, Ốc Thượng Thổ sẽ không chịu được sự tác động lâu dài của Thiên Hà Thủy (cơn mưa). Do đó, sự gặp gỡ này sẽ gây thiệt hại lâu dài cho Ốc Thượng Thổ.

Thiên Hà Thủy và Đại Trạch Thổ hay nạp âm Đại Dịch Thổ (gọi là Đất cồn lớn)

Thiên Hà Thủy và Đại Trạch Thổ: Thực tế, tuy mưa xuống sẽ làm đất đai bị xói mòn dần, nhưng riêng với đất cồn, thì cơn mưa sẽ như nguồn sinh giúp đất cồn ngày càng màu mỡ và phì nhiêu. Do đó, sự gặp gỡ này có thể xem là rất cát lợi, vì sự hòa hợp về bản chất của cả 2.

Thiên Hà Thủy và Sa Trung Thổ (gọi là Đất trong cát)

Thiên Hà Thủy và Sa Trung Thổ: Cơn mưa lớn sẽ khiến đất đai bền vững bao nhiêu cũng trôi và hao mòn dần, với sự thiếu đồng nhất và hơi yếu thế, Sa Trung Thổ không thể chịu được tác động lâu dài của Thiên Hà Thủy, do đó, sự gặp gỡ này gây thiệt hại lớn cho Sa Trung Thổ.

Kết luận

Tóm lại, Netmode hy vọng rằng những bạn sinh năm tuổi Bính Ngọ (1846, 1906, 1966, 2026) và tuổi Đinh Mùi (1847, 1907, 1967, 2027) sẽ hiểu rõ hơn về cung mệnh Thiên Hà Thủy (nước trên trời – nước mưa) của mình.

Từ đó, các bạn có thể áp dụng những màu sắc, mệnh tuổi cũng như cung mệnh phù hợp với Thiên Hà Thủy để thu hút thêm vận may, tài lộc cho mình nhé.

4.2/5 - (6 bình chọn)
0 bình luận