Trang chủ Tử vi - Phong thủy ✅Tử Vi Trọn Đời Mệnh Thủy ✅ Tử vi mệnh Đại Hải Thủy (1982 1983): Ý nghĩa là gì, hợp màu nào, hợp với mệnh nào tuổi nào?

Tử vi mệnh Đại Hải Thủy (1982 1983): Ý nghĩa là gì, hợp màu nào, hợp với mệnh nào tuổi nào?

4388 lượt xem
Theo dõi Netmode trên Google News

Mệnh Đại Hải Thủy có nghĩa là gì?

Người mệnh Đại Hải Thủy (大海水) nghĩa là Nước Biển Lớn, gồm nam nữ sinh năm Nhâm Tuất 1982, Quý Hợi 1983. Nam và nữ mạng Đại Hải Thủy hợp màu bản mệnh là màu trắng, màu xanh và màu đen, hợp với cây phong thủy Cây Phát Tài Phát Lộc, Cây Lưỡi Hổ Thái, hợp đá thạch anh trắng, đá mặt trăng.

Căn mệnh Đại Hải Thủy
Ý nghĩa Nước Biển Lớn
Năm sinh Nhâm Tuất 1982, Quý Hợi 1983
Hợp với màu Màu trắng, màu xanh và màu đen
Hợp với cây Cây Phát Tài Phát Lộc, Cây Lưỡi Hổ Thái
Hợp đá phong thủy Đá thạch anh trắng, đá mặt trăng

Để hiểu hơn về cung mệnh Đại Hải Thủy, ta phân tích như sau: Đại là lớn, bao la, Hải nghĩa là Biển và Thủy tức là nước và Đại Hải Thủy được hiểu như “nước của biển lớn”. Hình ảnh nước biển rất quen thuộc với đời sống con người.

Tử vi mệnh Đại Hải Thủy (1982 1983): Ý nghĩa là gì, hợp màu nào, hợp với mệnh nào tuổi nào?

Tử vi mệnh Đại Hải Thủy (1982 1983): Ý nghĩa là gì, hợp màu nào, hợp với mệnh nào tuổi nào?

Người thuộc nạp âm này sẽ chia thành 2 trường hợp: bản tính nhân hậu, tấm lòng cao cả, đôi khi dữ dội như sóng biển nếu người này tôt tính, trái lại, nếu người này xấu tính thì nạp âm này phản ánh họ mang bản tính thấp hèn, nịnh bợ, thích lấy oán báo ân.

Người sinh năm bao nhiêu sẽ thuộc cung mệnh Đại Hải Thủy? Và Đại Hải Thủy là gì? Người thuộc cung mệnh này sẽ hợp và khắc với tuổi nào, mệnh nào, màu sắc hay nạp âm gì? Cùng Netmode tìm hiểu ngay nhé.

Nội dung bài viết

Người mệnh Đại Hải Thủy sinh năm nào?

Mỗi vòng cung mệnh sẽ cách nhau 60 năm, vậy cứ 60 năm sẽ có 2 năm cùng thuộc một cung mệnh. Những tuổi sẽ thuộc nạp âm Đại Hải Thủy gồm 2 mệnh tuổi sau đây: tuổi Quý Hợi có các năm 1863, 1923, 1983, 2043, tuổi Nhâm Tuất gồm các năm 1862, 1922, 1982, 2042.

Hành Thủy có can Nhâm, hành Thổ có chi Tuất, theo quy luật trong ngũ hành có Thủy bị khắc chế bởi hành Thổ, từ đây biết được người thuộc tuổi Nhâm Tuất có vận số không được may mắn, cả đời chạm đến thành công phải trải qua nhiều gian nan, trắc trở, sóng gió cuộc đời.

Tương tự, Hành Thủy bao gồm cả can Quý và chi Hợi. Từ đây biết được, người thuộc tuổi Quý Hợi có vận số tốt đẹp, cả đời diễn ra suôn sẻ, ý chí hơn người về sau thành người có tài trong xã hội. Tuy nhiên, xét về mặt tiêu cực nhất, người tuổi này có thể mang bản tính xấu xa, thấp hèn, gây họa cho đời.

Tính cách, vận mệnh người mệnh Đại Hải Thủy

Trong ngũ hành, tồn tại 5 hành (mệnh) tương ứng với 5 yếu tố cơ bản trong vũ trụ, cụ thể là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và cuôi s cùng là Thổ.

Tuy nhiên, với sự đa dạng của vạn vật trong vũ trụ, chỉ với 5 hành này không thể bao quát hết được, do đó, trải qua thời gian tìm hiểu và phân tích, ngũ hành nạp âm – thập lục hoa giáp đã được khai sinh và được truyền đến thời nay.

Tính cách, vận mệnh người mệnh Đại Hải Thủy

Tính cách, vận mệnh người mệnh Đại Hải Thủy

Mỗi hành trong ngũ hành bao gồm 6 nạp âm. Và nạp âm Đại Hải Thủy là 1 trong 6 nạp âm thuộc hành Thủy, bên cạnh 5 nạp âm như: Giản Hạ Thủy, Thiên Hà Thủy, Trường Lưu Thủy, Tuyền Trung Thủy và Đại Khê Thủy. Với bài viết dưới đây, Netmode sẽ cùng với bạn tìm hiểu rõ hơn về nạp âm Đại Hải Thủy nhé.

Tính cách tổng quan

Giống như hình ảnh bao la rộng lớn nơi đại dương, người thuộc cung mệnh này bản chất vốn mang chí lớn ngay từ thuở nhỏ, luôn phấn đấu cho những mục tiêu cao xa của bản thân.

Người thuộc cung mệnh này không hứng thú với những việc nhỏ lại cần tính tỉ mỉ, kỹ lưỡng, vì bản chất luôn mang những mơ ước cao xa hơn người nên họ thích những công việc có tầm cỡ, lớn lao. Với bản tính không thích bó buộc, trong công việc kinh doanh, mua bán họ thường rộng rãi về mặt chi tiêu, không ngại thất bại.

Người thuộc cung mệnh này không thích tuân theo những quy luật đặt sẵn, họ thích sự tự do, ghét sự ràng buộc. Đối với họ, những điều mới mẻ, sáng tạo bên ngoài khiến họ hứng thú hơn, bên cạnh đó, những khi rảnh rỗi những hoạt động cộng đồng hay đi tham quan là điều họ nghĩ đến nhiều hơn cả.

Trong công việc, người thuộc cung mệnh này thường nhận được sự tin tưởng từ cấp trên và được đảm nhận những vị trí cao nhờ sự thông minh, giỏi giang, thích sáng tạo, thích mạo hiểm, mưu trí hơn người.

Mời các bạn gõ NĂM SINH hoặc CON GIÁP hoặc CĂN MỆNH hoặc CUNG HOÀNG ĐẠO hoặc THỨ BẠN THẤY TRONG GIẤC MƠ vào ô tìm kiếm để tìm các bài viết cung cấp thông tin đầy đủ tại:

Xét về khía cạnh tình cảm, người thuộc cung mệnh này mang vận số đào hoa, do đó, họ dễ dàng bị xao lãng trong công việc. Bên cạnh đó, để mọi việc diễn ra suôn sẻ người thuộc cung mệnh này cần phải tiết chế sự nóng vội, cần tỉnh táo, nhẫn nại nhiều hơn.

Công danh, sự nghiệp

Người thuộc cung mệnh Đại Hải Thủy sẽ có sự nghiệp tốt đẹp nếu phát triển theo những lĩnh vực du lịch, hướng dẫn viên, hay ngành vận tải, bên cạnh đó những nghề này cũng thỏa niềm đam mê tự do của họ. Ngoài ra, những ngành nghề thuộc lĩnh vực giảng dạy, tư vấn, ngoại giao cũng sẽ phù hợp tài năng giao tiếp, ngoại giao của họ.

Như những chi tiết những tuổi thuộc nạp âm Đại Hải Thủy ở trên, ta cũng biết được cuộc sống của tuổi Quý Hợi sẽ diễn ra suôn sẻ và sớm đạt tới cuộc sống sung túc hơn so với những gian nan mà tuổi Nhâm Tuất phải trải qua.

Dù mỗi mệnh tuổi đều đều được số phận an bài, tuy nhiên, để bản thân tránh được sự bi quan, thất vọng, bạn cần phải biết được vị trí của mình đang ở đâu, không nên đeo đuổi hay đặt ra những mục tiêu hão huyền.

Giống như hình ảnh đôi lúc dữ dội, đôi lúc êm đềm, người thuộc cung mệnh này cũng biểu hiện sự dữ dội, nồng nhiệt trong tình yêu. Do đó, những người tiếp xúc với họ dễ dàng bị thu hút bởi họ. Tuy nhiên, người thuộc cung mệnh này vận số vốn đào hoa, nhiều người theo đuổi nên đối với họ tình yêu dễ đến cũng nhanh đi.

Với bản tính vốn nồng nhiệt, thân thiện với người xung quanh, nhưng không phải ai cũng có thể am hiểu được họ đang nghĩ gì hay suy tư điều gì, vì họ thuộc tuýp người khó đoán, không thích thể hiện cảm xúc ra ngoài. Do đó, để hiểu rõ được họ bạn phải là một người rất thân thiết bên cạnh họ.

Khuyết điểm

Bất kỳ ai cũng đều muốn có được một chuyện tình đẹp. Với Đại Hải Thủy cũng vậy. Tuy nhiên, vì vận số đào hoa nên đường tình duyên của họ thường gặp phải nhiều trái ngang, trắc trở.

Để cuộc sống diễn ra êm đẹp, Đại Hải Thủy cần thận trọng hơn để tránh những điều tiếng không mong muốn. Người thuộc cung mệnh này luôn mang sự đối lập giữa cảm xúc bên ngoài và nội tâm bên trong. Đôi khi nụ cười trên môi họ nhưng sâu thẳm bên trong họ lại đau buồn.

Mệnh Đại Hải Thủy hợp màu gì, đi xe màu gì?

Việc bày trí nhà cửa hay việc mua sắm xe cộ của mỗi cung mệnh cũng sẽ mang đến nhiều tài lộc, may mắn nếu như chọn đúng màu sắc hợp với cung mệnh của mình.

Nam mệnh Nhâm Tuất sinh năm 1982

Theo ngũ hành, nam nhân tuổi này thuộc hành Hỏa, cung Ly. Ngoài tận dụng màu sắc tương hợp (đỏ, tím, hồng và cam), có thể sử dụng màu sắc thuộc hành Mộc (xanh lá, xanh lục) nhờ sự tương sinh của Mộc, Hỏa. Bên cạnh đó, vì Hỏa có thể khắc chế được Kim, nên nam tuổi này cũng phù hợp với các màu như: xám, trắng và màu ghi.

Vì Hỏa bị chế ngự bởi hành Thủy nên cần tránh các màu thuộc hành Thủy (xanh biển, đen). Bên cạnh đó, để tránh tiêu hao năng lượng Hỏa, cần tránh các màu sắc của hành Thổ (vàng, nâu đất) vì Hỏa phải nuôi dưỡng Thổ.

Nữ mệnh Nhâm Tuất sinh năm 1982

Theo ngũ hành, nữ nhân tuổi này thuộc hành Kim, cung Càn. Ngoài tận dụng màu sắc tương hợp (xám, trắng, ghi), có thể sử dụng màu sắc thuộc hành Thổ (vàng, nâu đất) nhờ sự tương sinh của Kim và Thổ. Bên cạnh đó, vì Kim có thể khắc chế được Mộc, nên nam tuổi này cũng phù hợp với các màu như: xanh lục, xanh lá.

Vì Kim bị chế ngự bởi hành Hỏa nên cần tránh các màu thuộc hành Hỏa (đỏ, tím, hồng, cam). Bên cạnh đó, để tránh tiêu hao năng lượng Kim, cần tránh các màu sắc của hành Thủy (xanh dương, đen) vì Kim phải nuôi dưỡng Thủy.

Nam mệnh Quý Hợi sinh năm 1983

Theo ngũ hành, nam nhân tuổi này thuộc hành Thổ, cung Cấn. Ngoài tận dụng màu sắc tương hợp (vàng, nâu đất), có thể sử dụng màu sắc thuộc hành Hỏa (đỏ, hồng, tím, cam) nhờ sự tương sinh của Thổ, Hỏa. Bên cạnh đó, vì Thổ có thể khắc chế được Thủy, nên nam tuổi này cũng phù hợp với các màu như: đen và xanh biển.

Vì Thổ bị chế ngự bởi hành Mộc nên cần tránh các màu thuộc hành Mộc (xanh lá, xanh lục). Bên cạnh đó, để tránh tiêu hao năng lượng Thổ, cần tránh các màu sắc của hành Kim (xám, trắng và ghi) vì Thổ phải nuôi dưỡng Kim.

Nữ mệnh Quý Hợi sinh năm 1983

Theo ngũ hành, nữ nhân tuổi này thuộc hành Kim, cung Đoài. Có thể sử dụng màu sắc thuộc hành Thổ (vàng, nâu đất) nhờ sự tương sinh của Kim và Thổ. Vì Kim có thể khắc chế được Mộc, nên nam tuổi này cũng phù hợp với các màu như: xanh lục, xanh lá. Ngoài ra, có thể tận dụng những màu sắc của hành Kim (trắng, ghi và xám).

Vì Hỏa khắc chế được Kim, nên cần tránh các màu thuộc hành Hỏa (đỏ, tím, hồng, cam). Bên cạnh đó, cần tránh các màu sắc của hành Thủy (xanh dương, đen) vì Kim sẽ tiêu hao năng lượng vì nuôi dưỡng Thủy.

Người mạng Đại Hải Thủy hợp đá phong thủy nào?

Với những thông tin về màu sắc phù hợp, Đại Hải Thủy có thể tận dụng những màu sắc ở trên vào những loại đá phong thủy.

  • Màu tương sinh – những loại đá mang màu của hành Kim (xám, trắng, ghi) như: thạch anh trắng, đá mặt trăng và canxit trắng.
  • Màu tương hợp – những loại đá mang màu sắc hành Thủy (đen, xanh dương) như: thạch anh đen – tóc đen, đá kyanite, đá núi lửa và aquamarine.
  • Màu chế khắc – những loại đá mang màu sắc thuộc hành Hỏa (đỏ, tím, hồng, cam) như: thạch anh hồng – tím, mã não đỏ, đá mắt hổ đỏ.
  • Màu kiêng kỵ – Đại Hải Thủy cần tránh những loại đá như thạch anh vàng, ngọc hoàng long, canxit vàng, mắt hổ vàng, vì đây là loại đá mang màu sắc của hành Thổ.

Phật bản mệnh cho Đại Hải Thủy

Những tuổi thuộc cung mệnh Đại Hải Thủy như Nhâm Tuất (1982), Quý Hợi (1983) sẽ được độ trì bởi vị Phật bản mệnh là Phật A Di Đà.

Mệnh Thủy trồng cây gì để bình an, may mắn và phát tài?

Việc sử dụng những loại cây kiểng ngày nay không chỉ tạo không gian tươi mới mà còn mong muốn đem đến nhiều may mắn, tài lộc cho bản thân. Do đó, cùng tham khảo qua những loại cây phù hợp với Đại Hải Thủy dưới đây nhé.

Cây Phát Tài – Phát Lộc

Thuộc loại cây kiểng được nhiều người yêu thích bởi sự đa dạng về chủng loại và mong muốn nhận được nhiều tài lộc như chính cái tên của nó. Thuộc loại thực vật ưa nước, dễ chăm bón. Chủng loại Phát Lộc tám thân, Phát Tài Búp Sen là 2 chủng loại được yêu thích nhất hiện nay.

Cây Lưỡi Hổ Thái

Mời các bạn gõ NĂM SINH hoặc CON GIÁP hoặc CĂN MỆNH hoặc CUNG HOÀNG ĐẠO hoặc THỨ BẠN THẤY TRONG GIẤC MƠ vào ô tìm kiếm để tìm các bài viết cung cấp thông tin đầy đủ tại:

Được biết đến như loài cây mọng nước, có dạng lá dẹp với màu sắc xanh bên trong, vàng ở viền mọc thẳng lên từ gốc, là loại thực vật có sức sống mãnh liệt kể cả điều kiện khắc nghiệt, thiếu nước và ánh sáng.

Giống cây Lưỡi Hổ này được nhiều người ưa chuộng dùng làm cây kiểng phong thủy ngoài việc dễ nuôi dưỡng lại có tác dụng tốt cho sức khỏe của con người.

Cây Đuôi Công Xanh

Hai trong số chủng loại Đuôi Công Xanh sẽ phù hợp và giúp đem đến cát lợi, phú quý cho cung mệnh Đại Hải Thủy chính là Đuôi Công Sọc Xanh và Đuôi Công Xanh.

Cây Ngân Hậu

Thuộc loài cây phong thủy dễ nuôi trồng kể cả khi thiếu sáng. Cây Ngân Hậu được nhiều người ưa chuộng để trang trí nhà cửa và phòng làm việc nhờ sự xanh ngát của những lá cây hòa huyện cùng những dãy màu trắng hình xương cá.

Ngoài việc giúp không gian được trong lành hơn, Ngân Hậu không những giúp chủ nhân của nó xua tan những chất độc hại mà còn mang đến may mắn và an yên cho gia đình.

Mệnh Đại Hải Thủy hợp và khắc với mệnh nào?

Đối với bất kỳ cung mệnh nào, việc lựa chọn được cung mệnh khác phù hợp để hợp tác làm ăn hay kết duyên vợ chồng,… rất quan trọng. Do đó, để công danh, sự nghiệp lẫn đường tình duyên được thuận lợi, suôn sẻ,… Đại Hải thủy cần tìm đến những cung mệnh phù hợp với chính mình.

a. Mệnh Đại Hải Thủy với mệnh Kim

Đại Hải Thủy với Hải Trung Kim (gọi là Vàng trong Biển)

Đại Hải Thủy và Hải Trung Kim: Có quan hệ tương sinh. Biển rộng lớn là nơi sinh ra nhiều loại kim loại. Sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này sẽ cát lợi và tiến đến sự đủ đầy, sung túc.

Đại Hải Thủy với Bạch Lạp Kim (gọi là Vàng nóng chảy)

Đại Hải Thủy và Bạch Lạp Kim: Thực tế, quá trình nung luyện chế tác kim loại sẽ bị gián đoạn khi gặp tác động của nước biển. Do đó, sự gặp gỡ này không cát lợi, thiệt hại cho Bạch Lạp Kim.

Đại Hải Thủy với Sa Trung Kim (gọi là Vàng trong cát)

Đại Hải Thủy và Sa Trung Kim: Do Sa Trung Kim tiếp xúc lâu dài với nước biển sẽ biến đổi thành Hải Trung Kim. Sự gặp gỡ này không cát lợi và thiệt hại đôi đường.

Đại Hải Thủy với Vàng Mũi Kiếm (Nạp âm Kiếm Phong Kim)

Đại Hải Thủy và Kiếm Phong Kim: Sự gặp gỡ này không sinh cát lợi, thiệt hại cho Kiếm Phong Kim, vì nước biển tác động vào kim loại sẽ gây thiệt hại cho kim loại trở nên mất giá trị vì rỉ sét.

Đại Hải Thủy với Thoa Xuyến Kim (gọi là Vàng trang sức)

Đại Hải Thủy và Thoa Xuyến Kim: Sự gặp gỡ này không sinh cát lợi, chỉ gây nên sự mất mát. Vì thực tế, trang sức vàng sẽ mất giá trị khi bị nước biển bào mòn.

Đại Hải Thủy với Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Đại Hải Thủy và Kim Bạch Kim: Tương tự như Thoa Xuyến Kim, sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này không sinh cát lợi, chỉ gây nên thiệt hại.

b. Mệnh Đại Hải Thủy với mệnh Mộc

Đại Hải Thủy với Đại Lâm Mộc (gọi là gỗ cây rừng)

Đại Hải Thủy và Đại Lâm Mộc: Sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này không khả thi, không sinh cát lợi. Vì vị trí địa lý giữa biển và rừng khó có hội tương tước nhau.

Đại Hải Thủy với Dương Liễu Mộc (gọi là Gỗ cây dương liễu)

Đại Hải Thủy và Dương Liễu Mộc: Dù thuộc loài thực vật ưa nước nhưng dương liễu không thể sinh trưởng được bởi tác động của nước biển. Do đó, 2 nạp âm này gặp gỡ chỉ gây nên sự tổn thương, đau buồn.

Đại Hải Thủy với Tùng Bách Mộc (gọi là Gỗ tùng bách)

Đại Hải Thủy và Tùng Bách Mộc: Thực tế việc cây Tùng, Bách nơi rừng sâu ít có dịp tương tác với biển khơi. Dù có gặp gỡ thì kết quả vấn không sinh cát lợi, lênh đênh vô định.

Đại Hải Thủy với Bình Địa Mộc (gọi là Cây đồng bằng)

Đại Hải Thủy và Bình Địa Mộc: Thực tế cho thấy, cây cối nơi đất đồng bằng không thể chịu được tác động từ nước biển, do đó, 2 nạp âm này gặp gỡ chỉ gây thêm thiệt hại, thiếu thốn, không cát lợi.

Đại Hải Thủy với Tang Đố Mộc (gọi là Gỗ cây dâu)

Đại Hải Thủy và Tang Đố Mộc: Sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này chỉ sinh ra mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ, cạnh tranh 1 mất 1 còn, thiệt hại đôi bên.

Đại Hải Thủy với Thạch Lựu Mộc (gọi là Gỗ cây lựu)

Đại Hải Thủy và Thạch Lựu Mộc: Thực tế, sức sống của cây lựu sẽ không thể chịu đựng được tác động của nước mặn, do đó, sự gặp gỡ này không cát lợi, không hiệu quả.

c. Mệnh Đại Hải Thủy với mệnh Thủy

Đại Hải Thủy với Giản Hạ Thủy (gọi là Nước chảy xuống)

Đại Hải Thủy và Giản Hạ Thủy: Thủy trùng phùng Thủy nhưng khác nhau về bản chất (ngọt và mặn), do đó, dù cho 2 nạp âm có tương tác cũng chỉ sinh cát lợi nho nhỏ.

Đại Hải Thủy với Tuyền Trung Thủy (gọi là nước suối trong)

Đại Hải Thủy và Tuyền Trung Thủy: Sự gặp gỡ này sinh ra cát lợi, hình thành mối quan hệ tương sinh, có nước suối sẽ tạo nên nguồn nước biển dồi dào, cuộc sống về sau viên mãn và phúc phận.

Đại Hải Thủy với Trường Lưu Thủy (gọi là Nước đầu nguồn)

Đại Hải Thủy và Trường Lưu Thủy: Sự gặp gỡ này sẽ đại cát lợi, hình thành một đế chế vững mạnh, được ví như Vua lớn mạnh vì có được đại thần giỏi.

Đại Hải Thủy với Thiên Hà Thủy (gọi là Nước trên trời)

Đại Hải Thủy và Thiên Hà Thủy: Thủy trùng phùng Thủy, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua mọi trở ngại – biển bao la nhờ mưa xuống, mưa hình thành nhờ biển bốc hơi.

Đại Hải Thủy với Đại Khê Thủy (gọi là Nước khe lớn)

Đại Hải Thủy và Đại Khê Thủy: Sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này được ví như sự thành công của 1 người phía sau luôn có đồng đội hỗ trợ, do đó, sự kết hợp này sẽ tạo nên tiếng vang và cát lợi.

Đại Hải Thủy với Đại Hải Thủy (gọi là Nước ở biển lớn)

Đại Hải Thủy và Đại Hải Thủy: Biển gặp biển, anh em song hành, sự gặp gỡ sinh ra đại cát lợi và thành tựu vĩ đại.

d. Mệnh Đại Hải Thủy với mệnh Hỏa

Đại Hải Thủy với Lư Trung Hỏa (gọi là Lửa trong Lò)

Đại Hải Thủy và Lư Trung Hỏa: Tương khắc trong ngũ hành, trong tự nhiên không có tương tác, sự gặp gỡ này gây ra đại thiệt hại cho Lư Trung Hỏa.

Đại Hải Thủy với Sơn Đầu Hỏa (gọi là Lửa Ngọn Núi)

Đại Hải Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Thực tế lửa kỵ nước, trong ngũ hành 2 hành này cũng tương khắc nhau, do đó, nếu có gặp gỡ thì kết quả sẽ gây nên thiệt hại nặng nề cho Sơn Đầu Hỏa.

Đại Hải Thủy với Sơn Hạ Hỏa (gọi là Lửa dưới núi)

Đại Hải Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Thực tế, lửa kỵ nước, sự gặp gỡ này sinh ra đại hung.

Đại Hải Thủy với Phúc Đăng Hỏa (gọi là Lửa ngọn đèn)

Đại Hải Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Thực tế ngọn đèn nhỏ không thể chịu được nước biển, do đó, sự gặp gỡ này chỉ gây nên tan hoang, thiệt hại cho Phú Đăng Hỏa.

Đại Hải Thủy với Thiên Thượng Hỏa (gọi là Lửa trên trời)

Đại Hải Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Thực tế, nước biển sẽ cạn dần nếu như bị tác động lâu dài bởi nắng gắt. Do đó, sự gặp gỡ này không đem lại kết quả tốt.

Đại Hải Thủy với Tích Lịch Hỏa (gọi là Lửa sấm sét)

Đại Hải Thủy và Tích Lịch Hỏa: Sự gặp gỡ này được xem là cát lợi, ví như đôi bạn cùng tiến nhờ sự thông minh, trí tuệ siêu việt của Đại Hải Thủy và sự dữ dội, kiên định của Tích Lịch Hỏa.

e. Mệnh Đại Hải Thủy với mệnh Thổ

Đại Hải Thủy với Lộ Bàng Thổ (gọi là đất ven đường)

Đại Hải Thủy và Lộ Bàng Thổ: Sự tương tác này không sinh cát lợi vì bản chất 2 nạp âm này tương khắc nhau.

Đại Hải Thủy với Thành Đầu Thổ (gọi là Đất tường thành)

Đại Hải Thủy và Thành Đầu Thổ: Thực tế, nước biển tác động sẽ làm vỡ đi kết cấu bền vững của đất tường. Do đó, sự gặp gỡ này chỉ gây thêm thiệt hại, tan hoang cho Thành Đầu Thổ.

Đại Hải Thủy với Bích Thượng Thổ (loại đất trên vách tường)

Đại Hải Thủy và Bích Thượng Thổ: Thực tế, sự dữ dội của nước biến có thể đánh sập, nhấn chìm mọi vật. Do đó, sự gặp gỡ này chỉ mang thêm đau thương, u sầu cho Bích Thượng Thổ.

Đại Hải Thủy với Ốc Thượng Thổ (loại đất trên mái)

Đại Hải Thủy và Ốc Thượng Thổ: Đại sự bất thành nếu 2 nạp âm này gặp gỡ, vì thực tế sự nhỏ bé của đất ngói không thể chịu được tác động của nước biển.

Đại Hải Thủy với Đại Trạch Thổ hay nạp âm Đại Dịch Thổ (gọi là Đất cồn lớn)

Đại Hải Thủy và Đại Trạch Thổ: Thực tế, thủy triều càng dâng cao, đất cồn bãi ngày càng tiêu biến, do đó, sự gặp gỡ này được ví như sự cạnh tranh quyết liệt 1 mất 1 còn.

Đại Hải Thủy với Sa Trung Thổ (gọi là Đất trong cát)

Đại Hải Thủy và Sa Trung Thổ: Nước biển nhấn chìm mọi thứ, do đó, 2 nạp âm này không nên gặp nhau.

Kết luận

Qua bài viết này, Netmode mong rằng những bạn tuổi Quý Hợi (1863, 1923, 1983, 2043), Nhâm Tuất (1862, 1922, 1982, 2042) thuộc cung mệnh Đại Hải Thủy hay gọi là “nước của biển lớn” sẽ hiểu được hơn về cung mệnh của mình, cũng như tận dụng được những màu sắc, mệnh tuổi và nạp âm hợp với cung mệnh để mang lại nhiều may mắn cho cuộc sống nhé.

4.7/5 - (4 bình chọn)
0 bình luận