Trang chủ Âm nhạc giải trí điện ảnh ✅ Nhạc lossless là gì, kho nghe nhạc Lossless khổng lồ ở đâu, so sánh chất lượng nhạc lossless và 320kbps?

Nhạc lossless là gì, kho nghe nhạc Lossless khổng lồ ở đâu, so sánh chất lượng nhạc lossless và 320kbps?

4047 lượt xem
Theo dõi Netmode trên Google News

Nhạc Lossless (Lossless music) là gì?

Nhạc Lossless với cái tên đầy đủ là Lossless Music Compression (có nghĩa là nhạc nén bảo toàn dữ liệu). Nhạc Lossless là thuật ngữ về âm thanh cũng như về kỹ thuật nén âm thanh, nén giữ nguyên chất lượng và nén mất dữ liệu. Nói một cách đơn giản, đây là một file nhạc có chất lượng tốt. Đôi khi có thể tương đương với chất lượng CD gốc.

Nhạc lossless là gì, kho nghe nhạc ở đâu, so sánh chất lượng nhạc lossless và 320kbps?

Nhạc lossless là gì, kho nghe nhạc ở đâu, so sánh chất lượng nhạc lossless và 320kbps?

Lossless là gì? Nhạc Lossless khác gì nhạc thường?

Nhạc Lossless hiện nay được phổ biến rộng rãi và khá nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên vẫn còn không ít người còn thắc mắc nhạc Lossless là gì và loại nhạc này có khác gì so với loại nhạc mà chúng ta vẫn nghe bình thường. Trong bài viết này Netmode sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Nhạc lossless có 2 dạng:

  • Lossless nén giữ nguyên chất lượng (FLAC, APE,…).
  • Lossy nén mất dữ liệu (MP3, WMA,…).

Đây không phải là một thể loại âm nhạc mà chỉ là cách định dạng file nhạc khác với những file nhạc Lossy dưới dạng đuôi mp3 mà chúng ta vẫn nghe thường ngày. File nhạc dưới định dạng Lossless mang đến chất lượng âm nhạc cao hơn và chân thực hơn so với file nhạc dạng Lossy.

Nhạc Lossless hiện nay được phổ biến rộng rãi và khá nhiều người ưa chuộng

Nhạc Lossless hiện nay được phổ biến rộng rãi và khá nhiều người ưa chuộng

Nhạc Lossless dựa vào những quy luật âm thanh và nén âm thanh lại. Đầu vào là âm thanh gốc của CD. Vì dữ liệu âm thanh rất đa dạng và sử dụng nhiều dữ liệu nên việc nén này là hông cao. Hiện tại mức độ nén cao nhất có thể của kĩ thuật nén không mất dữ liệu là bằng khoảng 1/3 dung lượng gốc của âm thanh gốc.

Trên cả lý thuyết lẫn thực tế, âm thanh có độ phân giải cao sẽ chi tiết hơn âm thanh có độ phân giải thấp.

Tuy nhiên, để đánh giá được chính xác, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như chất lượng thu âm, hệ thống âm thanh (đặc biệt là DAC – Digital to Analog Converter) và quan trọng nhất là thính giác con người – khi thính giác không tốt thì nghe mp3 với Lossless cũng như nhau mà thôi.

Nhạc Lossless dựa vào những quy luật âm thanh và nén âm thanh lại

Nhạc Lossless dựa vào những quy luật âm thanh và nén âm thanh lại

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ âm thanh, những bản ghi âm với độ phân giải lên tới 24-bit, 32-bit cùng sample rate 96khz và thậm chí là 192khz xuất hiện ngày càng phổ biến. Trước đây, nhạc số thường được ghi lại trên đĩa CD 16-bit với tần số 44.1 kHz

Ưu điểm của nhạc LossLess

– Điểm tối ưu khiến FLAC dần trở thành một chuẩn nén âm thanh được ưa chuộng là khi một nguồn âm thanh (đĩa CD, băng từ, đĩa than v.v.) được nén dưới dạng FLAC, khi cần có thể giải nén và nhận lại trọn vẹn những file nhỏ ở trong mà không thất thoát đi đơn vị dữ liệu âm thanh nào.

– Dung lượng còn khoảng 25 MB – 35 MB: tức là chỉ giảm xuống khoảng 20% đến 30% so với bản gốc.

– Tốc độ truyền tải sẽ còn khoản 1000 Kbps

– Nhạc Lossless có thể đạt chất lượng gần bằng CD gốc.

Chất lượng nhạc Lossless như thế nào?

Để hiểu rõ và đánh giá được chất lượng của những bản nhạc Lossless bạn cần biết những vấn đề sau:

Âm thanh được ghi trên đĩa CD và định dạng file âm thanh WAV được sử dụng chuẩn định dạng pulse-code modulation (PCM) (tạm dịch là điều biến nhịp, nghĩa là trong analog ta thấy 1 tần số sine diễn tả âm thanh, nhưng trong kĩ thuật số ta không thể có sóng sine mà người ta sử dụng những “nhịp đập” cao thấp khác nhau 1 cách liên tục để diễn tả cần đúng nhất hình dạng sóng sine). Đây là những tín hiệu âm thanh gốc và hoàn toàn không được nén.

PCM (pulse-code modulation) tạm dịch là điều biến nhịp, nghĩa là trong analog ta thấy 1 tần số sine diễn tả âm thanh, nhưng trong kỹ thuật số ta không thể có sóng sine mà người ta sử dụng những “nhịp đập” cao thấp khác nhau 1 cách liên tục để diễn tả cần đúng nhất hình dạng sóng sin)

PCM được đặc trưng bởi hai thành phần:

+ Tần số mẫu (sample rate): cho biết số lần tín hiệu âm thanh được đo và lấy mẫu trong một giây.

+ Độ dày bit (bit-depth): Hiểu một cách đơn giản, bit là những mã nhị phân (số 0 và số 1) dùng để tạo ra dữ liệu – hay những file nhạc mà chúng ta tải về. Đối với âm thanh kỹ thuật số (digital audio), bit-depth sẽ cho biết số lượng các bit được sử dụng để lưu trữ tín hiệu âm thanh.

Theo chuẩn PCM, mỗi giây âm thanh được lấy mẫu với tần số lấy mẫu 44.1KHz (44100 lần trong 1 giây); mỗi mẫu được diễn tả bởi 16 bit dữ liệu. Có nghĩa là trong 1 phút nhạc/âm thanh ta có:

44100 đợt lấy mẫu * 2 kênh trái phải * 2bytes (16bit = 2bytes) * 60giây =10.584.000bytes = 10.1Mb

Như ta đã biết, 1 CD thường có dung lượng là 750Mb, hoặc lưu được 74 phút nhạc, vì thế nếu bạn nhân con số 10Mb của mỗi phút nhạc cho 74 bạn sẽ thấy rõ tại sao CD nó lại như vậy. Tóm lại, 1 giây của âm thanh gốc sẽ có bitrate là 1411kbps…

Bản chất của nhạc Lossless như thế nào?

Tuy bitrate của âm thanh gốc là 1411kbps nhưng không phải phải cần đủ bitrate như vậy mới có thể có được âm thanh gốc vì theo lý thuyết tai con người sẽ rất khó nhận ra sự hiện diện của 1 tần số âm thanh nhất định nào đó (có thể là quá 20Khz).

Bit-rate là gì?

Chúng ta thường nghe về nhạc MP3 128 Kbps, 192 Kbps, 256 Kbps, 320 Kbps… vậy Bit-rate hay Kbps là cái giề????

Kbps tên gọi chung là Bit-rate, Bit-rate là số bit mà máy tính cần xử lý trong một giây, đơn cử như nhạc 128 Kbps thì yêu cầu máy tính phải xử lý 128000 bit/giây (vì 1 Kbps = 1000 bit/giây), tương tự với nhạc 320 Kbps thì máy tính phải xử lý ở mức độ cao hơn là 320000 bit/giây.

Kbps tên gọi chung là Bit-rate, Bit-rate là số bit mà máy tính cần xử lý trong một giây

Kbps tên gọi chung là Bit-rate, Bit-rate là số bit mà máy tính cần xử lý trong một giây

Vậy có thể kết luận nhạc chất lượng càng cao thì số Kbps càng cao không? Tôi sẽ trả lời ở cuối phần này. Bây giờ tôi phân tích sâu chút về thằng bit-rate này (bạn có thể bỏ qua), bit-rate trong nhạc số có 3 loại:

Mời các bạn gõ NĂM SINH hoặc CON GIÁP hoặc CĂN MỆNH hoặc CUNG HOÀNG ĐẠO hoặc THỨ BẠN THẤY TRONG GIẤC MƠ vào ô tìm kiếm để tìm các bài viết cung cấp thông tin đầy đủ tại:

1, Constant bitrate (CBR): mấy bản nhạc rất phổ biến trên các web nhạc online mà chúng ta hay gọi là MP3 128 Kbps hay 320 Kbps chính là loại được mã hóa Constant bitrate (CBR), Constant bitrate là loại bit-rate cố định, tức với một file nhạc 128 Kbps bất kỳ thì máy tính luôn luôn xử lý 128000 bit/giây xuyên xuốt từ đầu đến cuối bài hát…

Điều đáng bàn là với những đoạn không có nhạc (thường là mở đầu và kết thúc bài hát) hoặc những đoạn trầm bổng nhác nhau trong ca khúc thì máy tính vẫn phải xử lý 128000 bit/giây, như vậy là lãng phí dung lượng CPU.

Lại còn thêm cái khoản lúc trầm lúc bổng thì ca khúc nào chả có mà ông máy tính thì cứ phải phang nguyên cái khung 128000 bit/giây hậu quả nhạc nghe thiếu chiều sâu, độ nảy kém và không chân thực. Mà lại tốn dung lượng file nhạc.

2, Average bitrate (ABR): Loại ABR này tiên tiến hơn loại CBR ở chỗ nó có khả năng tùy biến bit-rate, tức là những đoạn nhạc trầm bổng khác nhau thì số Kbps sẽ được thay đổi cho phù hợp, với những đoạn nhạc nhẹ nhàng thì bit-rate sẽ thấp còn những đoạn nhạc mạnh thì bit-rate sẽ cao.

Như vậy sẽ hạn chế lãng phí của CPU, giúp bản nhạc nghe chân thực hơn, ABR ra đời nhằm tạo ra những bản nhạc vừa có tùy biến bit-rate lại vừa có dung lượng tương đương với CBR nên khả năng tùy biến bit-rate của ABR không thực sự tốt.

Vì có chút tùy biến bit-rate nên dung lượng của ABR nhẹ hơn CBR chút xíu. Nói chung loại này nói để biết chứ các bạn không cần quan tâm, cái cần quan tâm là loại thứ 3 sau đây.

3, Variable bitrate (VBR): Mục đích của loại mã hóa VBR là tạo ra những file nhạc có tùy biến bit-rate tối ưu nhất (những đoạn nhạc càng nhẹ nhàng thì bit-rate càng thấp và ngược lại những đoạn nhạc càng mạnh thì bit-rate càng cao, nói chung là biến đổi cho phù hợp nhất).

Qua đó hạn chế tối đa lãng phí CPU và giúp bản nhạc nghe có chiều sâu, độ nảy tốt và tương đối chân thực. Nhờ tối ưu lượng bit-rate nên những file nhạc VBR có dung lượng nhỏ hơn 2 ông CBR và ABR.

* Lưu ý: Vì mã hóa VBR là loại tùy biến bit-rate (Kbps không cố định) nên ta thượng gọi nhạc MP3 loại này là MP3 -V (x) với (x) thay bởi các số từ 0 tới 9.

Đó là thứ tự chất lượng của VBR với -V 0 = chất lượng cao nhất và -V 9 = chất lượng thấp nhất. Ví dụ với tên MP3 -V 0 thì ta tự hiểu đó là file MP3 VBR chất lượng cao nhất chứ không gọi là 128Kbps hay 320 Kbps như của CBR hay ABR.

Các định dạng Lossless phổ biến hiện nay

Khác với định dạng quen thuộc của Lossy như MP3, AAC, WMA… thì Lossless có những định dạng phổ biến là: FLAC, ALAC, APE.

FLAC (Free Lossless Audio Codec), ALAC (Apple Lossless Audio Codec) và APE (Monkey’s Audio) là các định dạng nén âm thanh chuyên dụng bằng các thuật toán điện tử.

Tuy là định dạng nén nhưng chúng được nén với tỷ lệ rất tốt, không làm mất mát dữ liệu. Tập tin FLAC có dung lượng bằng khoảng một nửa tập tin WAV (khoảng 5Mb/phút). Việc chuyển đổi qua lại thành định dạng WAV cũng không làm mất dữ liệu.

Nhạc Lossless Compression (Nén bảo toàn dữ liệu) là gì?

Trong công việc hàng ngày với máy tính, hẳn không ít lần bạn đã nén 1 file tài liệu gửi cho đồng nghiệp. Có thể bạn đã sử dụng Zip hoặc Rar làm định dạng nén. File tài liệu được bạn nén sau khi qua Zip hoặc Rar sẽ trở nên nhỏ hơn rất nhiều nhưng khi người nhận nhận được file, họ sẽ giải nén và có được file tài liệu gốc mà bạn đã tạo.

Vậy Zip và Rar đã làm gì ? Nói đơn giản, đó là những thuật toán nhằm tìm ra những quy luật lặp của dữ liệu từ đó tìm 1 cách hiển thị khác tối ưu hơn, tốn ít dữ liệu hơn. (ví dụ ta có chuỗi: aaaaa bbbbbbb aaa 11111 , bạn thấy rằng cách diễn giải tốt hơn nhiều mà tốn ít chữ hơn là a*5 b*7 a*3 1*5).

Đấy là 1 ví dụ rất đơn giản để bạn hiểu, còn thì nó phức tạp hơn rất nhiều. Như vậy khi người nhận nhận file và giải nén, Zip và Rar đóng nhiệm vụ sử dụng những chuỗi dữ liệu nén đấy tập hợp và tạo lại file gốc ban đầu.

Đó cũng là mục đích của định dạng âm thanh nén không mất dữ liệu (lossess). Với cấu trúc trên của zip hoặc rar thì bạn có thể thấy rõ rằng đối với lossless audio, nó lấy đầu vào là âm thanh gốc của CD, cố gắng tìm ra những quy luật âm thanh và nén nó lại.

Việc nén lại này là không cao vì dữ liệu âm thanh rất đa dạng và sử dụng nhiều dữ liệu. Hiện tại mức độ nén cao nhất có thể của kĩ thuật nén không mất dữ liệu là bằng khoảng 1/3 dung lượng gốc của âm thanh gốc. Do đó mỗi album lossless sẽ có dung lượng khoảng 200 đến 300 Mb.

Khi giải nén hoặc khi nghe lossless điều chắc chắn ta đạt được đó chính là tín hiệu gốc của âm thanh CD (44.1Khz, 16bit, 1411Kbps) . Điều này là cứu nhân cho mọi người yêu âm nhạc luôn đòi hỏi âm thanh trung thực nhưng không có điều kiện có CD gốc hoặc muốn sử dụng máy tính làm nơi lưu trữ albums.

Nhạc Lossy Compression (Nén không bảo toàn dữ liệu) là gì?

Với sự phát triển của PC và internet, nhu cầu chia sẻ thông tin và nhạc càng ngày càng được đòi hỏi cao. Nhưng người ta không thể nào gửi cả album nhạc đến 700Mb qua internet với tốc độ èo uột.

Do đó các nhóm nghiên cứu, các tổ chức, và nhiều công ty khác nhau đã cố gắng tìm ra những định dạng âm thanh mới sử dụng những thuật toán riêng để nhằm giảm bớt dung lượng dữ liệu cần đề diễn tả âm thanh gốc cùng lúc đó cố gắng giữ cho âm thanh gần với âm thanh gốc nhất.

Có rất nhiều định dạng khác nhau đã ra đời như mp3, wma, aac, ogg, mpc, atrac, …. Chúng hoạt động gần giống nhau nhưng mỗi định dạng có 1 thuật toán khác nhau để xác định xem giữ lại mẫu âm thanh nào, bỏ mẫu âm thanh nào, hoặc điều chỉnh mẫu âm thanh thế nào.

Thế thì tại sao lại có thể bỏ, hoặc giữ? Vì theo lí thuyết tai con người sẽ rất khó nhận ra sự hiện diện của 1 tần số âm thanh nhất định nào đó (có thể là quá 20Khz).

Việc bỏ đi 1 phần dữ liệu âm thanh này giúp cho các định dạng âm thanh mất dự liệu như Mp3 có thể giảm dữ liệu cần thiết để diễn tả 1 lần lấy mẫu (sẽ ít hơn rất nhiều so với 16bit cho 44100 lần 1 giây như của âm thanh gốc).

Ngoài ra các định dạng âm thanh này còn tạo ra những âm thanh giả nhằm đắp vào những phần nó đã loại bỏ, điều này là thực sự không thể chấp nhận được, nó tạo ra những âm thanh ta hay gọi là “éo éo” hoặc vang hoặc méo hẳn so với âm chuẩn.

Đối với những file được nén với bitrate càng thấp thì hiện tượng này xảy ra càng nhiều (ví dụ điển hình nhất: bạn hãy nghe thử 1 đoạn khán giả vỗ tay của 1 file mp3 và 1 track trong CD gốc hoặc 1 file nén không mất dữ liệu (lossless) sẽ ngay lập tức nhận ra.

Vì sao tiếng vỗ tay lại gây ra nhiều vấn đề như vậy ? Bởi vì tiếng vỗ tay là 1 âm thanh hỗn hợp ngẫu nhiên, nếu trong âm thanh chuẩn gốc nó sẽ được diễn ta đầy đủ, thế nhưng với âm thanh nén, định dạng nén buộc phải “ép” bitrate của mình vào khoảng cho phép do đó nó tạo ra những âm thanh vỗ tay đều đều nhau rất ít sự khác biệt hoặc bị hiệu ứng vang).

Chúng ta thường thấy rằng MP3 hay được nén với bitrate là 128, hoặc 192, hoặc 320 kilobit 1 giây (kbps) . Bạn có thể nhận thấy rằng nó chỉ bằng 1/10 so với biterate của WAV (1411kbps). Đó là lí do tại sao 1 phút nhạc MP3 128kbps chỉ tốn khoảng 1Mb.

Đúng là trong 1 số trường hợp nhất định, hoặc 1 dạng âm thanh/nhạc nào đó, sẽ rất khó phân biệt sự khác nhau giữa âm thanh gốc và MP3. Bên cạnh đó các thuật toán nén của các định nhạc mất dữ liệu đã được cải thiện rất nhiều. Thế nhưng không có gì hoàn hảo, và chắc chắn cái gì đã mất đi thì sẽ làm cho nó hỏng đi. Đặc biệt là âm thanh.

Đối với những album nhạc như vocal, nhạc cụ, hay đặc biệt là cổ điển thì đây là 1 tai họa, vì với những album nhạc này, thường những nhạc cụ được sử dụng hoặc giọng hát có tần số âm thanh rất cao hay rất trầm do đó rất nhiều dự liệu đã bị loại bỏ hoặc điều chỉnh khác đi so với thực tế.

MP3, âm thanh nén, nhiều người cho rằng chỉ thích hợp với nhạc pop hoặc các dạng nhạc bình thường khác.

Nhạc FLAC là gì?

FLAC là viết tắt của Free Lossless Audio Codec là một định dạng dùng để nén các dữ liệu âm thanh nhưng không làm mất đi tín hiệu nào. File âm thanh FLAC được giữ lại chất lượng âm tốt, nhưng đã nhẹ đi đáng kể (dung lượng chỉ nhẹ bằng một nửa WAV).

Do đặc điểm chất lượng âm cao mà lại không quá nặng, FLAC vừa thích hợp cho việc nghe nhạc hằng ngày mà cũng thuận tiện cho lưu trữ, nên được nhiều người dùng ưa chuộng.

Nhạc APE là gì?

APE (Monkey’s Audio Codec) cũng là một định dạng phổ biến của Lossless. Tuy nhiên, APE chỉ tương thích với các loại thiết bị nhất định nên việc giải mã của APE phức tạp hơn FLAC.

ALAC là gì?

ALAC còn gọi là M4A là viết tắt của Apple Lossless audio code. Đây là một file nhạc chất lượng cao, được tạo ra bởi phương pháp nén bảo toàn dữ liệu của Apple. Đặc điểm của file ALAC tương tự như file FLAC nhưng không phổ biến bằng.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhận ra nhạc Lossless qua một số định dạng khác như TAK, TTA hay WAV…

Hoạt động của việc ghi CD nhạc

Như đã đề cập, định dạng âm thanh của CD là PCM 1411kbps. Và đầu vào của nó cũng phải ở định dạng PCM 1411kbps. Do đó khi ta ghi 1 CD nhạc việc đầu tiên của 1 trình ghi đĩa là nó phải convert (chuyển) bất kì định dạng cho vào ra WAV, bất kể nó là mp3 hay ape, lossy hay lossless.

Đó là lí do vì sao mà ngoài mp3 thường được hỗ trợ sẵn, đối với các định dạng âm thanh khác ta phải cần plugin cho trình ghi đĩa mới có thể ghi được.

Như thế bất kì định dạng nhập vào là gì trước khi ghi ra đĩa ta sẽ có 1 dữ liệu âm thanh định dạng WAV, mà WAV thì luôn là PCM 1411kbps. Cho nên dù dữ liệu vào “xấu” hay “đẹp” nó cũng sẽ được cho mặc 1 cái áo 1411kKbps để ghi ra CD.

Tại sao cùng 1 album, ta có 2 định dạng mp3 và ape , mp3 chỉ 50Mb, ape đến 200Mb mà ghi ra đĩa vẫn đầy, vẫn cùng ngần đấy phút nhạc ? Đã có câu trả lời tại sao.

Hoạt động của việc nén CD nhạc

Như vậy sau khi ghi ra CD 1 rổ dữ liệu “xấu” đấy, nếu bạn sử dụng nó để đọc trong máy sẽ vẫn thấy rằng bitrate của nó là 1411kbps . Tiếp theo nếu bạn sữ dụng software để rip CD này và xác định bitrate là 320 hay cao hơn đi nữa thì nó sẽ vẫn thực hiện công việc nén 1411kbps dữ liệu “xấu” đấy trở thành 320.

Nhưng cũng phải nói thêm rằng dù nén 320kbps nhưng dữ liệu “xấu” của bạn sẽ càng trở nến xấu hơn vì chính trong lúc nén ở 320kbps, nó sẽ tiếp tục bị mất tiếp dữ liệu . Đã xấu lại càng xấu. Vậy theo lí thuyết, để giữ nguyên độ “xấu” gốc bạn chỉ có cách nén ở định dạng lossless không mất dữ liệu … vốn đã “xấu”.

Phần lớn, hay ko muốn nói là tất cả những đĩa nhạc copy (cả nhạc Việt lẫn nhạc ngoại) mà ta thấy ngoài tiệm đều là ghi ra đĩa với nguồn là MP3 trong máy tính. Bạn có rip với bất kì định dạng nào thì chất lượng vẫn là hàng phế phẩm, không nói gì chất lượng CD, mà chất lượng âm thanh không thể nào bằng đĩa gốc.

Vậy với lossless nó sẽ thế nào ? Cũng vẫn thế, nhưng khi APE được trình ghi đĩa giải nén ra WAV ta sẽ có lại dữ liệu đẹp ban đầu ở 1411kbps, tạo ra 1 đĩa CD chuẩn ở 1411kbps, rồi ta lại rip lossless, rồi lại ghi ra. Cho dù bao nhiêu lần đi nữa thì dữ liệu vẫn (có thể) được giữ nguyên.

Mời các bạn gõ NĂM SINH hoặc CON GIÁP hoặc CĂN MỆNH hoặc CUNG HOÀNG ĐẠO hoặc THỨ BẠN THẤY TRONG GIẤC MƠ vào ô tìm kiếm để tìm các bài viết cung cấp thông tin đầy đủ tại:

Tôi nói có thể là vì nó còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng CD, chất lượng đầu đọc, hai thứ đấy có đảm bảo được cho sự an toàn, hoàn chỉnh của dữ liệu khi ghi và đọc hay không. Vì thế mà người ta luôn nói là với CD thì phải là Phono (Mitsubishi Chemical Corp), ổ đĩa thì phải là Plextor, hơn nữa khi ghi hay đọc phải vừa phải (1x->8x) để giảm thiểu tối đa số lỗi đọc ghi.

Công nghệ ghi đĩa và loại đĩa được sử dụng là rất quan trọng do đó đĩa hiệu mới đắt như vậy. Ngoài ra còn có đủ loại đĩa dành cho dân audiophile như đĩa vàng, đĩa thủy tinh. Công nghệ thì có XRCD, DCC, Chesky, MFSL ,… rất rất nhiều.

Sự khác nhau của họ là cách thức xử lý tín hiệu gốc đạt đến độ hoàn chỉnh, sau đó sử dụng công nghệ máy móc được phát triển riêng để ghi lên đĩa đặc hiệu, máy ghi đĩa luôn đảm bảo rằng không có lỗi xảy ra, dữ liệu không bị nhiễu, và khi ghi lên bề mặt đĩa đạt được hiệu quả tối ưu.

Nhạc Mp3 320 Kbps là gì?

Nhạc chất lượng cao như đại đa số chúng ta biết là những file nhạc MP3 có chỉ số bit-rate Kbps (Kb/s) cao phổ biến nhất là 320Kbps, những file nhạc này có dung lượng lớn tầm 8MB trở lên – nói ngắn gọn là MP3 320 Kbps.

Ai mới biết về nhạc chất lượng cao là khoái cái món MP3 320 Kbps lắm nha, săn lùng trên nhacso hay nhaccuatui ghê ah.

Nhạc Mp3 320 Kbps là gì?

Nhạc Mp3 320 Kbps là gì?

Nhưng cơ mà một thực tế “quá phũ cho đội bán đậu hũ” là những chỉ số Kbps hay dung lượng file lại… chả nói lên điều gì, cả chỉ số Kpbs và dung lượng file đều không phải là cơ sở để chúng ta đánh giá chất lượng của file nhạc.

Đến đây chắc bạn cần một “Ví von Dụ” để kiểm chứng nhỉ, ok tôi sẽ cho các bạn kiểm chứng ngay và luôn:

Trước khi bắt đầu bạn hãy tải file nhạc này về > Click để Download <, đây là file nhạc bài Nhớ Em – Minh Vương có chất lượng 320Kbps và dung lượng 13MB, các thông số cơ bản các bạn có thể xem hình dưới (không cần xem cũng được).

Hãy tải về, nghe và so sánh với bản 128Kbps trên Zing Mp3: TẠI ĐÂY

Nghe xong chắc các bạn có thể nhận định bản 320Kbps mà tôi cung cấp nghe quá tệ so với bản 128Kbps của Zing nhỉ.

Vâng xin thú thật với các bạn file MP3 320Kbps trên là “do tôi tạo ra” hay nói lịch sự hơn nó là “hàng giả”, vậy nhận định MP3 320Kbps là nhạc chất lượng cao là đúng nhưng nó chỉ đúng với “hàng thật” mà thôi và còn nhiều định đạng nhạc khác cho chất lượng cao hơn, cái mà chúng ta bị đánh lừa chính là chỉ số Kbps.

So sánh chất lượng nhạc Lossless và Mp3 320kbps

So sánh chất lượng nhạc Lossless và Mp3 320kbps

So sánh chất lượng nhạc Lossless và Mp3 320kbps

Lossless giống như bát phở ngoài quán, Mp3 320kbps giống như bát phở nấu từ gói phở ăn liền. Nhìn bên ngoài, bát phở có bánh phở, thịt bò/gà, hành tây, hành hoa…, có húng, dấm/chanh, tỏi, ớt tươi/tương ớt … có nước dùng ninh từ xương, có xá sùng…có người phục vụ.

Gói phở ăn liền khi nhìn vào hình ảnh in trên bao bì cũng có đủ, ngon mắt, phở ăn liền có gói gia vị, có nước sôi hoặc chưa đủ sôi, có thể nấu hoặc úp… từ đó chất lượng của nó là 128, 256 hoặc 320kbs.

Đôi khi bạn ăn thấy ngon như nhau, lúc bạn đói thì cái nào cũng ngon hết … Khi mà bạn không đói lắm thì bạn phải nghiên cứu xem, nếu cùng một thiết bị phát cho cả 2 loại thì vẫn thấy Lossless hay hơn.

Mp3 320kbps là dạng bỏ bớt dữ liệu từ Lossless sao cho tai người (có thể) vẫn không phát hiện được/hoặc chấp nhận được.

Mp3 320kbps là dạng bỏ bớt dữ liệu từ Lossless

Mp3 320kbps là dạng bỏ bớt dữ liệu từ Lossless

Chất lượng âm thanh rõ ràng sẽ “khô” hơn vì khi phát lại thiết bị phát sẽ dùng thuật toán “nội suy” để bù vào những tín hiệu đã bị mất. Cái lợi là dung lượng tệp sẽ nhỏ đi khoảng 10 lần (Lossless vs MP3 128kbs), dễ trao đổi, gửi lên mạng và tiết kiệm bộ nhớ cho các máy phát âm thanh nhỏ gọn.

Nhạc Lossless khác gì nhạc thường?

Nhạc chất lượng cao chuẩn Lossless (còn gọi “nhạc Lossless”) đang là xu hướng nghe nhạc mới của người dùng hiện nay bởi khả năng tái tạo âm thanh trung thực với chất lượng cao, chuẩn âm không bị nén giúp thể hiện trọn vẹn thanh sắc và giai điệu của bài nhạc.

“Yêu từ lần nghe đầu tiên” chính là chất lượng âm thanh nó mang lại có thể sánh ngang chất lượng phát của một đầu CD tầm cỡ.

Khác với những bản nhạc nén không bảo toàn (lược bỏ) dữ liệu như MP3/WMA/OGG/ATRAC/MPC…, công nghệ nén nhạc Lossless cho phép bảo toàn dữ liệu và tiết kiệm 30% dung lượng lưu trữ so với bản CD gốc, giúp cho ra những file nhạc đảm bảo chất lượng cao và dễ dàng lưu trữ, chia sẻ trên Internet.

Với nhạc Lossy mà chúng ta vẫn hay nghe bình thường, là các file nhạc được hình thành do một số người mua về CD gốc, sau đó chuyển đổi sang dạng file nhạc điện tử và chia sẻ lên Internet cho nhiều người nghe.

Tuy nhiên vấn đề ở đây là, khi chuyển từ CD sang định dạng MP3 hay AAC thì những file nhạc này sẽ bị giảm dung lượng một cách đáng kể. Từ đó dẫn đến chất lượng âm thanh của file Lossy kém hơn so với bản CD.

Nhạc chất lượng cao chuẩn Lossless (còn gọi “nhạc Lossless”) đang là xu hướng nghe nhạc mới

Nhạc chất lượng cao chuẩn Lossless (còn gọi “nhạc Lossless”) đang là xu hướng nghe nhạc mới

Nhạc Lossless khắc phục một cách hoàn hảo nhược điểm trên. Chất lượng âm thanh của Lossless mang lại có thể sánh ngang chất lượng phát của một đầu CD tầm cỡ.

Khác với những bản nhạc nén không bảo toàn (lược bỏ) dữ liệu như MP3/WMA/OGG/ATRAC/MPC …, công nghệ nén nhạc Lossless cho phép bảo toàn dữ liệu và tiết kiệm 30% dung lượng lưu trữ so với bản CD gốc, giúp cho ra những file nhạc đảm bảo chất lượng cao và dễ dàng lưu trữ, chia sẻ trên Internet. Đây chính là điểm đặc biệt thu hút người chơi Lossless “yêu từ lần nghe đầu tiên”

Làm sao để nghe nhạc Lossless?

Với sự nở rộ của công nghệ di động và phần mềm thông minh, việc nghe nhạc Lossless chất lượng cao càng dễ dàng và thuận tiện. Với một chiếc điện thoại thông minh cộng thêm vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể biến “dế” của mình thành cỗ máy nghe nhạc chất lượng cao.

Việc nghe nhạc Lossless chất lượng cao càng dễ dàng và thuận tiện

Việc nghe nhạc Lossless chất lượng cao càng dễ dàng và thuận tiện

Cách đơn giản nhất là phát ngay từ máy tính của bạn bằng cách cài những phần mềm hỗ trợ định dạng nhạc Lossless như Foobar2000 hoặc Jet Audio. Chúng đều là những phần mềm play nhạc có thể play hầu hết các định dạng flac, ape, wma, mp3…

Điều quan trọng là nó có thể play được cả file nhạc với chuẩn DTS, và xuất ra 24bit nếu file nhạc của bạn là 24bit.

Một số người nghe chuyên nghiệp sẽ muốn hơn thế nữa. Giải pháp thông thường nhất là kết hợp với một bộ chuyển đổi kỹ thuật số sang analog DAC (Digital to Analog Converter) và một bộ truyền nhạc (music streamer).

Tải nhạc hoặc nghe nhạc Lossless miễn phí ở đâu?

Trên hầu hết các thiết bị máy tính và điện thoại thông thường, bạn chỉ cần truy cập trực tiếp vào những nguồn cho phép tải nhạc Lossless là có thể sở hữu ngay những bản nhạc này trong máy.

Quan trọng là thiết bị của bạn cần phải là sản phẩm chuyên dụng để chơi nhạc Lossless hoặc có các công cụ hỗ trợ để mở file và chơi nhạc. Một vài phần mềm phổ biến thường được dùng để đọc file và phát nhạc Lossless có thể kể đến Foobar hoặc đầu DAC.

Internet luôn là một kho tàng thông tin khổng lồ tuy nhiên hiện chưa có nhiều trang web cung cấp nhạc Lossless để tải xuống. Số bản nhạc Lossless cũng chưa nhiều nhưng số lượng nhạc định dạng này vẫn ngày càng tăng.

Tải nhạc chất lượng cao Lossless ở Chia sẻ nhạc: chiasenhac.vn

Bạn có thể tải nhạc lossless ở trang website: chiasenhac.vn rất đơn giản và dễ dàng. Chia sẻ nhạc là một trong những trang website tải nhạc chất lượng cao lossless lớn nhất của Việt Nam.

Đây được coi là trang chia sẻ kho nhạc lossless lớn nhất của Việt Nam. Chia sẻ nhạc dường như có đầy đủ tất cả các loại đĩa CD mà bạn tìm kiếm, nhạc trước khi được tải lên Lossless sẽ được kiểm duyệt có đạt chuẩn Lossless hay không. Chia sẻ nhạc được hỗ trợ rất nhiều đuôi nhạc để bạn có thể thoải mái tải file theo ý muốn: MP3, WAV, M4A, Lossless.

Tải nhạc chất lượng cao Lossless ở diễn đàn HD Việt Nam

Bạn cũng có thể tải nhạc chất lượng cao lossless miễn phí tại địa chỉ diễn đàn HD Việt Nam. Tại chuyên mục chia sẻ nhạc Lossless chất lượng cao có hàng nghìn Album với những bản nhạc Lossless chất lượng.

Điều bạn cần chỉ là đăng ký một tài khoản trên diễn đàn này rồi tìm bản nhạc hay bài hát yêu thích của mình trên mục nhạc Lossless và tiến hành tải về.

Tải nhạc chất lượng cao Lossless trên diễn đàn HD Việt Nam thì bạn cần có một thiết bị lữu trữ khoảng 20TB để có thể có được những bài hát chất lượng tốt nhất.

Các Website tải nhạc lossless free

  • Tải nhạc trên website HDtrack

Đây có lẽ là website khá quen thuộc với giới audiophile. Với rát nhiều những bộ nhạc hiếm, kho nhạc có chất lượng cao và một vài tên tuổi lớn nhất trong làng âm nhạc như John Lennon, The Stones, Miles Davis và Daft Punk.

HDtrack có rất nhiều các ca khúc gần như phục vụ tất cả các nhu cầu. HDtrack cũng cho các bạn download nhạc ở các định dạng lossless WAV, AIFF, ALAC, FLAC và thậm chí là DSD (DSF).

Họ cũng có đầy đủ artwork cũng như các dòng note trong các album dành cho hardcore fan dưới định dạng PDF một điều khá hiếm thấy so với các site khác trong thời đại kỹ thuật số.

Cũng như các website download nhạc chất lượng cao khác HDtracks chỉ cho phép download nhạc đã mua, tuy nhiên đây là một trang các bạn nên tham khảo.

Bandcamp là một website rất thú vị và bắt đầu đi vào hoạt động kể từ 2007. Đây là một trong số ít các website đặt quyền lợi của việc bán các ca khúc trực tiếp vào tay những nghệ sỹ.

Không có bất kỳ một công ty trung gian hay đại lý phân phối. Bandcamp cũng thu phí phân phối trên sale và download nhưng đây là một trong những mô hình trang web phân phối nhạc có thể được gọi là công bằng nhất.

Bạn có thể tìm thấy được rát nhiều những ca khúc từ indie cho đến những ca sỹ lớn. Các dạng file có thể được download qua BandCamp bao gồm FLAC, ALAC, AAC, Ogg Vorbis, WAV và AIFF cũng như MP3.

Cái tên Bandcamp cũng là một trong những website tải nhạc chất lượng cao hoàn toàn miễn phí. Website này giúp bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều ca khúc từ indie cho đến những ca sĩ nổi tiếng.

Các bản nhạc chất lượng cao miễn phí trên này đều ở dạng lossy, người dùng có thể nghe bất cứ bản nhạc chất lượng cao mà mình yêu thích.

Nhưng có lẽ bạn chất lượng nhạc lossy không thể so sánh được với losslesss. Với trang web này thì bạn nghe được những bản nhạc Lossless khi thực hiện mua bản nhạc và chất lượng nhạc tải về luôn là nhạc lossless.

  • Tải nhạc lossless trên website Nhac.vn

Nhac.vn – trang web tải nhạc lossless chất lượng cao không còn quá xa lạ đối với nhiều bạn. Đây cũng là một nơi bạn có thể thưởng thức các bản nhạc losslesss, chất lượng cao.

Với kho nhạc đồ sộ, Nhac.vn sẽ cho người nghe những trải nghiệm âm nhạc siêu chất, những giây phút âm nhạc tuyệt vời nhất trên thiết bị nghe nhạc của mình.

Để tải nhạc chất lượng cao lossless tại Nhac.vn bạn làm theo các bước sau:

  • Tải ứng dụng Nhac.vn về thiết bị của bạn
  • Bạn phải mua tài koanr VIP để có thể tải nhạc chất lượng cao trên Nhac.vn, trả tiền qua thẻ nạp điện thoại hoặc tải khoản ngân hàng chuyển khoản.
  • Vào ứng dụng Nhac.vn ->> tìm kiếm bài hát yêu thích, muốn tải về
  • Click vào dấu mũi tên ->> chọn chất lượng lossless ->> tải về

Ứng dụng nghẹ nhạc Nhac.vn bắt người nghe nhạc phải trả phí tải nhạc về những chất lượng nhưng Nhac.vn luôn mang đến cho người nghe những bản nhạc lossless chất lượng tốt nhất với những thao tác tải nhạc vô cùng đơn giản.

Với số tiền phí tải siêu nhỏ mà được thưởng thức những bài hát chất lượng cao thì tội gì không trải nghiệm đúng không?

  • Nghe nhạc lossless miễn phí trên Beatport

Beatport là một trang nhạc chuyên về nhạc điện tử và rất nhiều genre nhỏ hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu và download từ nhạc EDM cho đến Ambient electronic music thì đây có lẽ là website bạn nên tham khảo.

Đây là nguồn nhạc cực kỳ tốt dành cho những DJ và electronic fan. Beatport cũng bán các ca khúc, album, DJ mix và họ có cả phần mềm riêng mang tên Beatport Pro dành cho Desktop. Beatport cũng cho phép download các định dạng WAV, AIFF và MP3.

  • Nghe nhạc Lossless trên website Tidal

Tidal là một trang web rất độc đáo vì nó là một dịch vụ phát trực tuyến và cửa hàng tải xuống cung cấp những bản nhạc chất lượng cao cho hơn 52 quốc gia. Danh mục của Tidal bao gồm hơn 40 triệu bài hát đến từ nghệ sĩ và cung cấp cả các tùy chọn định dạng file lossless và lossy.

Ngoài tác phẩm của những nhạc sĩ hàng đầu, Tidal thậm chí còn mời cả các nhạc sĩ indie tham gia việc bán nhạc trên trang. Tidal cung cấp hai tùy chọn phát trực tuyến $9,99 (230.000 đồng)/tháng cho Premium (AAC 320kHz) và $19,99 (460.000 đồng) cho Hi-Fi (nhạc lossless chất lượng CD).

Là một hãng đĩa Indie đã có tuổi đời gần 30 năm, Merge Record không chỉ là trang web tải về nhạc Lossless thông thường mà còn là kênh phân phối merchandise của hàng chục nghệ sĩ mà hãng đại diện. Chính vì thế mà yếu tố truyền thống của Merge Record tương đối rõ rệt khi còn phát hành cả CD và LP record.

Hãng đĩa Anh Quốc sở hữu tới 4 công ty sản xuất âm nhạc 4AD, Rough Trade Records,Matador Records, XL Recordings and Young Turks. Nếu là fan nhiệt thành của dòng nhạc alternative những năm 80s trở đi, tôi khá chắc rằng bạn sẽ cảm thấy thoải mái với vibes của đơn vị phát hành và cho tải về nhạc Lossless này.

  • Nghe nhạc Lossless trên website Murfie

Vũ trụ Murfie được xây dựng bởi những nhà sưu tầm, do nhà sưu tầm và vì nhà sưu tầm. Cách dễ hiểu nhất để miêu tả Murfie đó là một cửa hàng trực tuyến buôn bán nhạc second-hand. Nếu bạn sở hữu một đĩa CD nguyên bản, gửi đến Murfie, họ sẽ rip âm thanh từ chiếc đĩa và số hóa chúng lên mạng. Tại đây, bạn có thể bán lại chúng cho những thành viên khác.

Là địa hạt cuối cùng trước khi bước chân hoàn toàn vào “bóng đêm” vi-phạm-bản-quyền, Murfie đồng thời cũng là một cách tuyệt vời để có được những bản nhạc Lossless mà không hề tồn tại ở bất cứ nơi đâu.

  • Nghe nhạc Lossless trên website 7digital

7digital cho phép tải về nhạc Lossless khi mua theo cả một album hoặc từng track riêng biệt với giá $1.99.

Bộ sưu tập âm nhạc 7digital tương đối hiện đại với nhiều bài hát hit từ bảng xếp hạng Billboard, ví dụ. Người ta có thể tìm thấy những cái tên quen thuộc như Justin Bieber hoặc Sia ở đây. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bài hát old-school của Kurt Cobain, Eurythmics, David Bowie…

Ngoài ra, một số trang web hàng đầu được biết đến trên toàn thế giới, cung cấp nhạc Lossless chất lượng:

  • Tidal
  • Qobuz
  • Spotify

Kho nhạc Lossless được chia sẻ trên mạng rất lớn và phần nhiều là miễn phí. Do đó, khi bạn muốn sở hữu những file Lossless để tận hưởng âm nhạc theo cách tuyệt vời nhất, bạn sẽ chỉ mất rất ít thời gian và công sức để tìm được file nhạc như mong muốn.

Việc sử dụng nhạc Lossless sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với việc đi mua CD gốc về nghe, mà chất lượng gần như không thay đổi quá nhiều. Không chỉ vậy, đôi lúc chất lượng của file có thể sánh ngang với âm thanh trong đĩa thu gốc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự nén những đĩa nhạc gốc mà bạn có thành nhạc Lossless để lưu trữ trên máy tính bằng công cụ nén có sẵn trong Jetaudio.

Số bản nhạc Lossless cũng chưa nhiều

Số bản nhạc Lossless cũng chưa nhiều

Qua bài viết trên, bạn đã biết nhạc Lossless là gì? Và nó có gì khác so với nhạc thông thường rồi chứ? Hãy tải cho mình những bài nhạc Lossless để tận hưởng âm thanh trung thực với chất lượng cao, chuẩn âm không bị nén giúp thể hiện trọn vẹn thanh sắc và giai điệu của bài nhạc.

Chúc các bạn những giây phút thư giãn vui vẻ cùng với thể loại nhạc Lossless này nhé.

Nguồn tham khảo:

4.8/5 - (16 bình chọn)
0 bình luận